Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ
Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ
Nguyên nhân tăng huyết áp thai kỳ
Nguyên nhân tăng huyết áp thai kỳ - Ảnh: BookingCare

Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 28/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 13/12/2023
Nguyên nhân nào khiến chị em bị tăng huyết áp trong thời gian thai kỳ là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Tăng huyết áp trong thời gian mang thai là một trường hợp khá phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ. Nắm bắt được những nguyên nhân gây bệnh là chìa khóa quan trọng giúp chị em phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Trên thực tế, nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp không xác định được lý do chính xác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà chị em cần lưu ý:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thức ăn quá mặn cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây tăng huyết áp thai kỳ.
  • Cơ thể không được hoạt động, chị em không nên ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu. Có thể ít đi lại hoặc không vận động mạnh nhưng cần hoạt động nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Thai phụ mắc bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý liên quan dẫn đến biến chứng cao huyết áp khi mang thai.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ

Bên cạnh những nguyên nhân gây tăng huyết áp khi mang thai, các chị em còn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có một hoặc một vài những yếu tố rủi ro sau đây:

  • Phụ nữ mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi
  • Phụ nữ đã từng bị tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật trong những lần mang thai trước.
  • Chị em mang thai đang bị tiểu đường
  •  Mắc các bệnh lý tự miễn: như lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng kháng phospholipid
  • Phụ nữ bị bệnh thận
  • Đa thai
  • Con so
  • Béo phì( BMI> 30)
  • Tiền sử gia đình có người bị tiền sản giật( mẹ/ chị em gái)
  • Tình trạng kinh tế- xã hội thấp
  • Tiền sử sinh con nhẹ cân, thai với tăng trưởng giới hạn trong tử cung, kết cục xấu ở thai kỳ trước, khoảng cách giữa 2 lần mang thai hơn 10 năm.

Phương pháp phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Để tránh được những sự cố đáng tiếc xảy ra, trước khi có kế hoạch mang thai, chị em nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Tránh mang thai, sinh nở khi tuổi tác đã cao
  • Giảm cân trước khi mang thai nếu chị em đang bị béo phì hoặc thừa cân.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành lạnh, ăn nhiều hoa quả, rau xanh,… để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, chị em cần kiểm soát tốt đường huyết trước và trong suốt quá trình mang thai tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
  • Tập thể dục thể thao điều độ trước và trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Những thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật cần vận động nhẹ nhàng, không khuyến khích nằm tại giường trong thời gian dài.
  • Có tâm lý thoải mái, tích cực.
  • Khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ: đo huyết áp mỗi lần khám thai.

Nhìn chung, nguyên nhân của tăng huyết áp thai kỳ chưa thực sự rõ ràng và có thể xuất hiện ở bất kì chị em phụ nữ nào. Chị em cần chăm sóc sức khỏe cẩn thận, thăm khám định kỳ để có thể đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé luôn trong trạng thái ổn định nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare