Tìm hiểu nguyên nhân chính gây hội chứng chân không nghỉ
Tìm hiểu nguyên nhân chính gây hội chứng chân không nghỉ
Hội chứng chân không nghỉ
Hội chứng chân không nghỉ thôi thúc người bệnh phải cử động chân - Ảnh: BookingCare

Tìm hiểu nguyên nhân chính gây hội chứng chân không nghỉ

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 04/04/2024 | Cập nhật lần cuối: 05/04/2024
Hội chứng chân không nghỉ là một rối loạn thần kinh gây nhiều khó chịu cho người bệnh, dẫn đến thôi thúc người bệnh phải vận động chân. Vậy nguyên nhân gây hội chứng chân không nghỉ là gì?

Hội chứng chân không nghỉ là bệnh lý thần kinh làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có biểu hiện điển hình như: những cơn đau nhói, co kéo, tê chân, cảm giác khó chịu ở chân,... làm cho người bệnh không thể kiểm soát được, buộc thôi thúc di chuyển chân liên tục.

Hiện nay, nguyên nhân gây hội chứng chân không nghỉ vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ thúc đẩy dẫn đến hội chứng chân không nghỉ, đang được các chuyên gia ủng hộ.

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng chân không nghỉ

Do do sự mất cân bằng hormone dopamine trong não

Dopamine là một hormone dẫn truyền tín hiệu cho hệ thống thần kinh, đồng thời chúng còn đóng một số vai trò quan trọng trong não và cơ thể.

Dopamine còn được gọi là “hormone hạnh phúc” vì khi hormone dopamine trong cơ thể tăng cao sẽ tạo cảm giác thích thú, hưng phấn, tràn đầy cảm hứng cho cơ thể. 

Các chuyên gia cho rằng, hội chứng chân không nghỉ hình thành có mối liên hệ với sự mất cân bằng của hormone dopamine trong não và hoạt động dopamine gửi tin hiệu để kiểm soát cơ kéo các cơ.

Hội chứng chân không nghỉ do di truyền

Nhiều bằng chứng lâm sàng, cho thấy hội chứng chân không nghỉ có thể liên quan đến di truyền. Hơn 40 - 60% bệnh nhân mắc hội chứng chân không nghỉ có yếu tố gia đình, nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc hội chứng này, đặc biệt là ở những bệnh nhân xuất hiện biểu hiện bệnh trước 40 tuổi. 

Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được 5 nhiễm sắc thể chứa gen liên quan đến hội chứng chân không nghỉ.

Do thai kỳ

Các thống kê lâm sàng cho thấy, tỷ lệ mẹ bầu mang thai mắc hội chứng chân không nghỉ khoảng 25% và tỷ lệ mắc hội chứng này trong thai kỳ thay đổi theo tuần thai, ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn chiếm tỷ lệ cao. Hầu hết trường hợp, các dấu hiệu bệnh sẽ biến mất trong vòng 4 tuần sau khi sinh.

Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh giữa thai kỳ và hội chứng chân không nghỉ vẫn chưa rõ ràng, các nhà khoa học vẫn đang làm sáng tỏ.

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng chân không nghỉ

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng chân không nghỉ được kể đến như:

  • Các bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường, bệnh Parkinson và bệnh lý tổn thương thần kinh ở tay chân, tổn thương chấn thương tủy sống,... đều cho thấy tăng nguy cơ mắc hội chứng chân không nghỉ.
  • Sử dụng một số thuốc tác động hệ thần kinh như: thuốc chống nôn, thuốc chống loạn thần,... có thể làm trầm trọng các triệu chứng bệnh.
  • Uống rượu và thiếu ngủ cũng có thể làm nặng thêm các triệu chứng ở một số cá nhân.
  • Thiếu sắt: Dự trữ sắt trong cơ thể quá thấp cũng có thể dẫn đến hội chứng chân không nghỉ. Những nhóm bệnh nhân có khả năng thiếu sắt, cần lưu ý gồm: những người bệnh có tiền sử thường xuyên chảy máu dạ dày hoặc ruột, những bệnh nhân có kinh nguyệt nhiều hoặc rong kinh, những bệnh nhân thường xuyên hiến máu,...

Trên thực hành lâm sàng cho thấy, khi giảm hoặc loại bỏ các yếu tố này làm giảm các biểu hiện hội chứng chân không nghỉ, tuy nhiên việc loại bỏ hoàn toàn các yếu tố trên có giúp khỏi bệnh hẳn hay không thì vẫn chưa đủ bằng chứng khoa học.

Hội chứng không nghỉ là một bệnh lý hệ thần kinh, bệnh gây nhiều khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Mặc dù, bệnh được phát hiện từ rất sớm nhưng không được quan tâm nhiều cho đến những năm 1990 nhiều nghiên cứu cho thấy hội chứng chân không nghỉ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn cần được quan tâm hơn. Vì vậy, khi bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare