Bệnh cường giáp một trong những vấn đề sức khỏe lớn mà nhiều người trên khắp thế giới phải đối mặt, đang là đề tài thu hút sự quan tâm của cộng đồng y tế. Tuy nhiên, để hiểu rõ về tình trạng này, chúng ta cần đặt ra câu hỏi: "Nguyên nhân gì có thể gây tình trạng cường giáp?"
Hãy giải đáp cùng BookingCare ngay trong bài viết dưới đây.
Cường giáp là gì?
Tuyến giáp, một tuyến nằm ở phía trước cổ, chịu trách nhiệm sản xuất hormone giáp tố quan trọng cho sự điều chỉnh chức năng cơ bản của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất quá nhiều hormone giáp vượt quá nhu cầu của cơ thể sẽdẫn đến tình trạng cường giáp.
Triệu chứng của bệnh cường giáp có thể đa dạng, từ sự mệt mỏi, giảm cân, đến sự bồn chồn và rối loạn tiêu hóa. Chẩn đoán cường giáp thường thông qua xét nghiệm máu để định lượng hormone giáp tố và kiểm tra chức năng tuyến giáp.
Nguyên nhân gây ra cường giáp
Bệnh Basedow (Graves)
- Là tình trạng rối loạn tự miễn mà hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến giáp, khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp.
- Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra cường giáp.
Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto (Hashitoxicosis)
- Hashitoxicosis (kết hợp Hashimoto và thyrotoxicosis) là thuật ngữ dùng để mô tả một số ít người bệnh có bệnh tuyến giáp tự miễn với biểu hiện ban đầu là cường giáp và tăng iod. Tiếp sau là giai đoạn suy giáp do thâm nhiễm các mô lympho bào vào mô giáp và hậu quả là phá huỷ mô giáp tự miễn.
- Thường gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi, trẻ em, có thể có tính chất gia đình.
- Cường giáp thường nhẹ hoặc trung bình trong thời gian ngắn, kéo dài 1 vài tháng.
Bướu đơn và đa nhân độc
- Bướu đa nhân độc: kết quả của sự tăng sinh, lan toả, hoặc tập trung các tế bào nang giáp mà chúng hoạt động độc lập với sự điều chỉnh của hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Đây là nguyên nhân thứ hai gây ra cường giáp. Thường xuyên xuất hiện ở những người trên 50 tuổi, đặc biệt là những người đã có tiền sử về bướu giáp đa nhân từ thời gian dài.
- Bướu đơn nhân độc: khoảng 10% các trường hợp bướu nhân có cường giáp. Tiến triển chậm, sau khi có nhân nhiều năm. Bướu đơn nhân độc thường xảy ra ở người 30-40 tuổi, có nhân tuyến giáp to trên 2,5cm.
Cường giáp do iod
- Một số bệnh nhân bị cường giáp sau khi tiếp nhận lượng lớn iod, ví dụ như sau tiêm cản quang giàu iod để chụp mạch/chụp cắt lớp vi tính hoặc uống amiodarone mà không được theo dõi đầy đủ (thuốc điều trị rối loạn nhịp tim) dẫn đến tăng tổng hợp quá nhiều hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3).
- Ở các vùng bướu cổ địa phương, lượng nhỏ iod thêm vào muối ăn để phòng ngừa bướu cổ cũng có thể gây ra cường giáp.
Cường giáp do thuốc
- Cường giáp do aminodarone: là thuốc điều trị rối loạn nhịp tim chứa 37% là iod hoặc 75mg iod/viên 200mg. Aminodarone gây tăng tổng hợp hormone tuyến giáp và tăng giải phóng hormone tuyến giáp do viêm tuyến giáp.
- Một số thuốc khác cũng có thể gây ra cường giáp như lithium, Interleukin-2. Lithium gây viêm tuyến giáp, Interleukin-2 thúc đẩy bệnh tuyến giáp tự miễn có thể gây ra cường giáp hoặc suy giáp.
Một số nguyên nhân gây khác gây cường giáp
- Cường giáp do chửa trứng hoặc u tế bào mầm tinh hoàn
- Cường giáp do u quái buồng trứng
- Cường giáp do u tuyến yên tiết TSH
- Cường giáp do TSH không phải tăng do tăng sinh tế bào sản xuất TSH
- Hội chứng kháng hormone giáp
Tuyến giáp, một cơ quan quan trọng trong hệ thống nội tiết của cơ thể, đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng hormone và chức năng cơ thể. Việc hiểu rõ về nguyên nhân gây cường giáp không chỉ là chìa khóa mở cánh cửa cho các phương pháp điều trị và quản lý hiệu quả, mà còn là bước quan trọng để khám phá sâu hơn về bản chất của bệnh. Từ đó hỗ trợ trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu và sáng tạo trong lĩnh vực y học.