Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt
Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt
Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt - Ảnh: BookingCare

Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt

Tác giả: - Xuất bản: 05/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
Dấu hiệu của bàn chân bẹt hoàn toàn có thể quan sát thấy qua mắt thường, tuy nhiên, vẫn cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán cụ thể và có phương án điều trị từ sớm.

Bàn chân bẹt là một trong những vấn đề thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là ở những người có thói quen đi giày cao gót hoặc chơi thể thao nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết bàn chân bẹt để kịp thời điều trị. Trong bài viết này, BookingCare sẽ tổng hợp các dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt để giúp bạn có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu và cách nhận biết bàn chân bẹt

Hầu hết chúng ta khi sinh ra đều có bàn chân phẳng, không có vòm do cấu trúc bàn chân chủ yếu chỉ gồm mô mềm. Cho đến khi 2-3 tuổi, bàn chân mới phát triển hoàn thiện, nếu ở giai đoạn này, hõm bàn chân vẫn chưa phát triển thì có thể kết luận trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Có thể nhận biết được hội chứng này chỉ qua quan sát, người bệnh thường có các đặc điểm sau:

  • Khi đứng, toàn bộ hoặc hầu hết diện tích lòng bàn chân đều áp sát xuống mặt sàn
  • Khi đứng khép 2 bàn chân với nhau, nhìn từ phía sau có thể quan sát thấy phần gót chân vẹo ra ngoài
  • Chân đi hình chữ V
  • Khớp gối xoay lệch và có xu hướng chụm vào nhau
  • Cổ chân bị xoay đổ vào trong hay ra ngoài

Ngoài ra, còn một số phương pháp giúp xác định bàn chân bẹt, đặc biệt là ở trẻ em mà cha mẹ có thể áp dụng như:

Cách 1: Dùng nước trắng hoặc nước màu

Làm ướt bàn chân bằng nước trắng hoặc nước màu thì càng dễ quan sát, sau đó, đặt bàn chân lên giấy trắng hoặc nền gạch sáng màu. Nếu quan sát thấy hình bàn chân in nguyên trên bề mặt giấy hoặc nền gạch thì có khả năng trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt. Còn nếu hình in có một khoảng trống nhỏ thành hình vòm cung thì là bàn chân bình thường.

Cách 2: Dùng cát

Cũng tương tự như dùng nước, cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường và còn nếu trẻ in cả bàn chân xuống cát thì có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt

Cách 3: Kiểm tra bằng tay

Khi trẻ đứng trên mặt phẳng, dùng trực tiếp ngón tay luồn xuống dưới gang bàn chân của trẻ, nếu ngón tay không thể luồn xuống dưới bàn chân thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Phương pháp chẩn đoán bàn chân bẹt

Ngoài việc tự kiểm tra, những người nghi ngờ mắc chứng bàn chân bẹt cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, đồng thời, xác định nguyên nhân gây ra bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp.

Cụ thể, các phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bàn chân bẹt bao gồm: 

  • Kiểm tra toàn diện bàn chân: Bác sĩ chuyên khoa có thể kiểm tra bàn chân của người bệnh để đánh giá xem có mắc chứng bàn chân bẹt hay không. Quá trình này bao gồm kiểm tra vòm bàn chân, độ lõm của bàn chân và độ linh hoạt của cổ chân 

  • Quan sát tư thế đứng và dáng đi: Bác sĩ có thể quan sát tư thế đứng và dáng đi của người bệnh để xác định có các biểu hiện của bàn chân bẹt như chân đi thành hình chữ V, khớp gối xoay trong hoặc cổ chân xoay vào trong hoặc ra ngoài 

  • Chẩn đoán hình ảnh: Để đánh giá chính xác hơn về tình trạng bàn chân bẹt, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT hoặc chụp MRI.

  • Các phương pháp này giúp bác sĩ xem xét chi tiết cấu trúc xương và mô mềm của bàn chân và mức độ nặng của bàn chân bẹt để đưa ra chẩn đoán và điều trị chính xác.

Việc nhận biết và giải quyết sớm vấn đề về bàn chân bẹt sẽ giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng bàn chân bẹt và duy trì sức khỏe tốt cho chân của mình.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết