Ung thư nội mạc tử cung là một bệnh lý ác tính của chị em phụ nữ. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe sinh sản nói riêng.
Nguyên nhân gây ung thư nội mạc tử cung chưa rõ tuy nhiên có thể liên quan nhiều yếu tố, . Tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong thời gian dài hoặc không phát hiện ra các tác nhân tác động, dần dần gây nên bệnh lý ung thư nội mạc tử cung. Cùng BookingCare tìm hiểu những nguyên nhân gây ung thư nội mạc tử cung qua bài viết dưới đây.
Top 7 nguyên nhân gây ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung thường xuất phát từ sự rối loạn nội tiết sinh sản hoặc do các biến đổi gen trong tế bào tử cung, dẫn đến sự phát triển bất thường và không kiểm soát của chúng. Mặc dù nguyên nhân ung thư nội mạc tử cung cụ thể vẫn chưa rõ nhưng có một số yếu tố được xác định có thể tăng nguy cơ phát triển.
Nhiễm trùng HPV (Human Papillomavirus):
HPV là một trong những nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung và cũng được cho là có liên quan với ung thư nội mạc tử cung. Một số loại HPV có thể gây ra biến đổi gen và tăng nguy cơ phát triển ung thư.
HPV có thể gây ra u nhú tại nội mạc tử cung, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới khối u ác tính khi các tế bào sinh sản và biệt hóa một cách bất thường gây nên u ác tính tại khu vực này.
Tình trạng cường estrogen
Estrogen có thể kích thích sự phân chia của tế bào nội mạc tử cung. Nếu có sự tăng cường sản xuất estrogen mà không có sự cân bằng với progesterone (một loại hormone khác có tác động ngược), có thể xảy ra tình trạng tăng sản tế bào nội mạc, tăng nguy cơ biến đổi tế bào và phát triển phát triển thành thư.
Tuổi tác
Nguy cơ ung thư nội mạc tử cung tăng lên với tuổi, đặc biệt là sau tuổi 50.
Các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể, chẳng hạn như khả năng phục hồi của tế bào và hệ thống miễn dịch, có thể giảm đi với tuổi tác. Điều này làm tăng khả năng xâm nhập của tế bào ung thư và khó khăn trong việc kiểm soát sự phát triển của chúng.
Yếu tố gen
Một số loại ung thư nội mạc tử cung có tính chất di truyền, nghĩa là có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu có thành viên trong gia đình mắc ung thư cổ tử cung, đặc biệt là ở người thân học bệnh sớm (trong giai đoạn trước mãn kinh), thì nguy cơ gia đình có thể tăng.
Có một số gen được biết đến có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung. Ví dụ, đột biến trong gen TP53 và PTEN có thể làm tăng khả năng xâm nhập của tế bào và làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Rối loạn chế độ ăn và cân nặng
Cân nặng thừa, đặc biệt là mỡ ở vùng bụng có thể góp phần vào tăng sự sản xuất hormone nữ, đặc biệt là estrogen. Sự tăng sản xuất estrogen có thể tăng cường tăng trưởng và phân chia tế bào tử cung, điều này có thể dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của tế bào và nguy cơ phát triển ung thư.
Tiền sử về các tình trạng y tế khác
Các tình trạng như đái tháo đường, tăng huyết áp, và các bệnh lý về buồng trứng cũng có thể tăng nguy cơ.
Khói thuốc lá
Một số chất trong khói thuốc lá được biết đến là chất gây ung thư. Ví dụ, chất benzopyrene và nitrosamines là các carcinogen (chất gây ung thư) có thể tạo ra khi thuốc lá được đốt cháy. Những chất này có khả năng tác động trực tiếp lên tế bào tử cung và gây biến đổi gen, đóng góp vào quá trình phát triển ung thư.
Những yếu tố này thường tương tác với nhau và có thể ảnh hưởng đồng thời đến nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung. Ung thư nội mạc tử cung hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu ta phát hiện trong giai đoạn sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây ung thư nội mạc tử cung cũng góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh.