Trầm cảm: Nên Tư vấn Tâm lý hay khám với Bác sĩ Tâm thần?
Trầm cảm nên được khám với chuyên gia Tư vấn Tâm lý hay một bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, hay liệu rằng nên kết hợp cả hai... Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu sẽ chia sẻ thêm cho bạn đọc trong bài viết dưới đây.
Để làm rõ thêm vấn đề này, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu sẽ chia sẻ thêm trong nội dung dưới đây.
THÔNG TIN TIẾN SĨ, BÁC SĨ TRẦN THỊ HỒNG THU
|
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Trầm cảm là một tình trạng tâm lý buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống như công việc/học tập, gia đình và xã hội. Trầm cảm là rối loạn tâm thần có thể điều trị được.
Trầm cảm bao gồm sự thay đổi hóa học về các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, sự thay đổi này khiến cho sự tiếp nhận và phân tích vẫn đề của não bộ sai lệch, chính vì vậy sẽ khiến cho người bệnh dễ gặp phải lo lắng quá mức hay stress cả với những vấn đề tưởng như rất bình thường.
Người mắc chứng trầm cảm có thể có những biểu hiện dưới đây:
- Cảm giác buồn bã, bất hạnh
- Khó chịu, thất vọng ngay cả đối với những việc nhỏ
- Mất quan tâm, mất cảm nhận niềm vui trong các hoạt động bình thường
- Giảm chức năng tình dục
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Thường giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân, nhưng ở một số người lại thèm ăn và tăng cân
- Kích động hoặc bồn chồn
- Mệt mỏi và mất năng lượng, ngay cả nhiệm vụ nhỏ có thể dường như đòi hỏi rất nhiều nỗ lực
- Cảm xúc vô dụng hay tội lỗi, bận tâm về thất bại trong quá khứ hoặc tự buộc tội chính mình khi mọi thứ không theo mong muốn
- Có vấn đề tư duy, khả năng tập trung, ra quyết định và ghi nhớ
- Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
- Khóc không có lý do rõ ràng
- Không giải thích được nguyên nhân các chứng đau mạn tính, chẳng hạn đau lưng hay đau đầu
Vậy thì, với những dấu hiệu trên đây, người bệnh trầm cảm nên gặp Chuyên gia Tâm lý để được tư vấn, hay nên đi khám với bác sĩ Tâm thần để được điều trị bằng thuốc, cân bằng lại các chất dẫn truyền thần kinh? Mời bạn đọc theo dõi thêm phần nội dung tổng hợp và phân tích của BookingCare dưới đây để có câu trả lời.
Trầm cảm: Nên Tư vấn Tâm lý hay khám với Bác sĩ Tâm thần?
Tư vấn (tham vấn) Tâm lý điều trị Trầm cảm
Theo Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Người mắc chứng trầm cảm rất dễ gặp phải lo lắng, căng thẳng và cũng khó để kiểm soát những cảm xúc này, khiến họ cảm thấy rất mệt mỏi, đôi khi muốn làm đau bản thân mình để quên đi nỗi lo thường trực.
Thậm chí, nhiều trường hợp có suy nghĩ về việc tự sát hoặc hành động tự sát. Đó là khi trầm cảm đã tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người bệnh và được cần hỗ trợ, can thiệp ngay lập tức.
Khi mắc chứng trầm cảm, nếu chúng ta học được cách kiểm soát những nỗi lo và căng thẳng thì chúng ta đã chiến thắng một phần. Khi cơ thể dần quen thuộc và được rèn luyện để vượt qua những nỗi lo thì gần như sinh ra một cơ chế "miễn dịch" và dần dần đẩy lùi trầm cảm.
Việc kiểm soát nỗi lo với người mắc chứng trầm cảm rất khó, và cần nhiều sự hỗ trợ từ những người xung quanh như gia đình, bạn bè và đặc biệt là một chuyên gia tâm lý và đúng thời điểm cần thiết.
Thông thường trầm cảm ảnh hưởng đến một người theo chu kỳ. Sẽ có những khoảng thời gian nắng đẹp và những khoảng thời gian "mây đen kéo đến" xen kẽ nhau. Một chuyên gia tâm lý đồng hành cùng người bệnh, hỗ trợ tư vấn cách kiểm soát các mối lo lắng, giải tỏa căng thẳng sẽ giúp cho thời gian mây đen trôi qua một cách nhẹ nhàng hơn và cũng nhanh chóng qua đi hơn.
Vậy chỉ nên tìm đến chuyên gia tư vấn một lần rồi sau đó tự giải quyết hay nên tìm một người đáng tin cậy, phù hợp với bản thân để đồng hành đến khi vượt qua được căn bệnh này? Câu trả lời là nên có bác sĩ đồng hành cùng với người bệnh. Bởi mỗi đợt "mây đen" có thể có tính chất rất khác nhau và có thể tái phát vào thời điểm mà người bệnh không biết trước được. Lúc này rất cần chuyên gia giúp nhận diện và giải quyết vấn đề một cách sáng suốt nhất.
Nếu được, hãy nhờ người thân trong gia đình đi cùng trong những lần gặp gỡ chuyên gia. Người thân sẽ là người đồng hành tuyệt vời nhất của người bệnh trầm cảm khi thấu hiểu được vấn đề và biết cách hỗ trợ cho người bệnh tại nhà.
Trường hợp người bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể chỉ cần gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn định kỳ để vượt qua. Khi bệnh ở mức độ nặng cần kết hợp điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ tâm thần. Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần là người chẩn đoán và xác định mức độ trầm cảm, đưa ra các phương án điều trị phù hợp.
Khám với Bác sĩ Tâm thần điều trị Trầm cảm
Có thể với nhiều người, đặc biệt các bạn trẻ tuổi, việc đến gặp một bác sĩ chuyên khoa Tâm thần sẽ gặp nhiều rào cản. Có nhiều bạn, chỉ muốn được tư vấn tâm lý, gặp chuyên gia tâm lý chứ không muốn khám chuyên khoa Tâm thần.
Thực tế là, rất cần thiết phải gặp bác sĩ Tâm thần, ngay cả khi bạn cho rằng bệnh ở mức độ nhẹ. Việc xác định mức độ bệnh nên do bác sĩ tâm thần thực hiện, sau đó bác sĩ cùng thảo luận với người bệnh để quyết định phác đồ điều trị phù hợp nhất. Sử dụng thuốc đồng thời với tư vấn tâm lý trong điều trị trầm cảm là vô cùng cần thiết. Điều trị phối hợp thuốc với trị liệu tâm lý sẽ giúp người bệnh vượt qua giai đoạn mây đen dễ dàng hơn.
Cho đến nay, đối với chứng trầm cảm hay bất kì một chứng tâm bệnh nào khác như mất ngủ, rối loạn lo âu, hưng cảm, các nhà khoa học chưa xác định chính xác được loại chất hóa học nào thiếu hụt trong não bộ và chính xác là bao nhiêu ... Vậy nên việc sử dụng thuốc trong điều trị trầm cảm nói riêng và tâm bệnh nói chung phức tạp hơn nhiều so với các bệnh lý khác.
Tuy nhiên, thuốc điều trị trầm cảm rất hữu ích, đặc biệt với người bệnh ở giai đoạn nặng. Có thể trong thời gian đầu dùng thuốc, người bệnh sẽ cảm thấy rất buồn ngủ, ngủ nhiều hơn. Nhiều người tự động bỏ thuốc vì vấn đề này. Nhưng nên lưu ý rằng, ngưng thuốc có thể giảm tình trạng buồn ngủ nhưng không thể cải thiện tình trạng trầm cảm. Hơn nữa, nếu tiếp tục dùng thuốc thì các triệu chứng buồn ngủ sẽ đỡ dần theo thời gian.
Nhiều người bệnh nghĩ rằng, chỉ cần khám với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần sau đó sẽ tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa Tâm thần luôn. Đây cũng là một giải pháp hiệu quả, khi người bệnh may mắn gặp được bác sĩ chuyên khoa tâm thần dày dạn kinh nghiệm. Nhưng trong thực tế, qua quá trình khảo sát hàng nghìn bệnh nhân đã thăm khám về trầm cảm, BookingCare được chia sẻ rằng khi khám và tư vấn chỉ với bác sĩ tâm thần, họ cảm thấy chưa thực sự thỏa mãn.
Vai trò của bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý khác nhau, chính vì vậy khi điều trị trầm cảm chúng ta nên điều trị cùng lúc với cả bác sĩ tâm thần và tư vấn với chuyên gia tâm lý.
Việc kết hợp thuốc trầm cảm với liệu pháp tâm lý trị liệu có thể rất hiệu quả. Một thử nghiệm quy mô lớn liên quan đến hơn 400 người bị trầm cảm điều trị cho thấy rằng liệu pháp trò chuyện cùng với sử dụng thuốc làm cho các triệu chứng giảm nhanh chóng và người bệnh cũng dễ dàng tuân thủ đúng việc uống thuốc hơn.
Một chuyên gia tâm lý sẽ tư vấn, trị liệu, chữa lành những tổn thương tâm lý, một bác sĩ tâm thần sẽ giúp cân bằng lại các chất dẫn truyền thần kinh trong não.
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được phần nào cho bạn đọc trong quá trình tìm kiếm phương pháp chữa và điều trị trầm cảm. BookingCare chúc bạn luôn vững tin và mạnh mẽ vượt qua căn bệnh này.
Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương.
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
9 bệnh viện, phòng khám Trầm cảm (Tâm lý) uy tín ở Hà Nội (phần 1)
Bệnh trầm cảm khám ở đâu tốt Hà Nội?
Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, cách điều trị và thoát khỏi trầm cảm
Trầm cảm khi mang thai và cách đi khám điều trị hiệu quả
Những dấu hiệu bệnh trầm cảm và cách tự đánh giá
Chi phí khám, tư vấn, điều trị bệnh trầm cảm
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi