Dinh dưỡng cho trẻ mắc viêm ruột rất quan trọng. Các thực phẩm mà trẻ ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp, làm giảm hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng của đợt bùng phát, vì vậy phụ huynh cần lựa chọn cẩn thận cho con.
Nguyên tắc chung trong chế độ ăn cho trẻ mắc viêm ruột
Với trẻ bị viêm ruột, phụ huynh có thể tham khảo các nguyên tắc trong chế độ ăn cho trẻ dưới đây và kết hợp với tư vấn từ bác sĩ để có thực đơn phù hợp nhất với tình trạng của trẻ.
- Chế độ ăn ít chất xơ và cặn để hạn chế tình trạng phân ứ đọng ma sát với vết loét ở đại tràng có thể gây đau và chảy máu.
- Tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng các mô và vết loét đã bị viêm, như thức ăn cay, rượu, cà phê và thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.
- Tránh thực phẩm có đường vì chúng có thể làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột và làm cho các triệu chứng viêm trầm trọng hơn.
- Với trẻ không dung nạp lactose, không nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sữa bò chứa nhiều thành phần này.
Việc tuân thủ các nguyên tắc chung này kết hợp với dùng thuốc phù hợp theo chỉ định của bác sĩ giúp trẻ có thể giảm triệu chứng và giảm tần suất các đợt bùng phát.
Gợi ý các loại thực phẩm nên ăn
Dựa vào các nguyên tắc trên, dưới đây là một số thực phẩm ít chất xơ tốt cho trẻ mắc viêm ruột.
Các loại trái cây:
- Chuối
- Dưa vàng
- Nước ép trái cây không có bã
- Dưa mật
- Đu đủ
- Quả đào (nên ăn cả vỏ)
- Dưa hấu
Các loại rau có ít chất xơ và cặn bao gồm:
- Củ cải (nấu chín)
- Cà rốt (nấu chín)
- Dưa chuột (gọt vỏ và không có hạt)
- Khoai tây
- Bí đao
- Đậu que (nấu chín kỹ)
- Sốt cà chua
- Nước ép rau củ (đã lọc bã)
Nhóm protein cũng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Một số loại protein tốt cho trẻ từ thực vật và động vật bao gồm:
- Trứng (không chiên)
- Cá (không da)
- Bơ đậu phộng (bơ lạc)
- Thịt lợn nạc
- Thịt gia cầm (không có da)
- Đậu hũ
Các loại ngũ cốc tinh chế thích hợp cho đợt bùng phát của bệnh bao gồm:
- Bánh ngô
- Cháo bột yến mạch
- Mì
- Bánh mì trắng
- Cơm trắng
Gợi ý các thực phẩm nên tránh
Trong thời gian bùng phát bệnh, nên tránh ăn những thực phẩm nhiều chất xơ, chất cặn, gây đầy hơi hoặc kích ứng ruột. Bao gồm thực phẩm có đường, chất béo hoặc chế biến sẵn đều gây viêm và ảnh hưởng đến chức năng của ruột.
Một số thực phẩm nên tránh:
- Các món bánh ngọt
- Kẹo và sô cô la
- Đồ uống chứa caffein
- Sữa (nếu trẻ không dung nạp lactose)
- Đậu khô và các loại đậu
- Trái cây sấy
- Thức ăn nhanh
- Đồ chiên rán
- Thịt mỡ
- Các loại rau họ cải gây đầy hơi như bắp cải, súp lơ
- Thịt chế biến như thịt xông khói và xúc xích
- Hoa quả có hạt hoặc vỏ, như quả mọng và táo chưa gọt vỏ
- Rau sống
- Nước ngọt và đồ uống có ga khác
- Đồ uống có đường, kể cả nước ép trái cây có hàm lượng đường cao
- Thực phẩm cay
- Ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám
Trên đây chỉ là gợi ý một số loại thực phẩm tốt và không tốt dành cho trẻ viêm ruột. Thực tế mỗi trẻ có thể trạng khác nhau, phụ huynh nên ghi lại toàn bộ thực phẩm mà trẻ ăn và theo dõi khả năng dung nạp của trẻ để tìm ra loại thực phẩm không phù hợp, từ đó có thực đơn tối ưu nhất.