Trĩ nội: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 31/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 03/03/2024
Những điều bạn cần biết về trĩ nội
Những điều bạn cần biết về trĩ nội - Ảnh: BookingCare
Bệnh trĩ là tình trạng sức khỏe phổ biến của nhiều người, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là trĩ nội. Trĩ nội không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể gây nên những biến chứng nặng cho sức khỏe nếu không được điều trị sớm và kịp thời.

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Bệnh không chỉ gây ra những cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của những người bệnh. 

Trĩ nội là một dạng bệnh lý trĩ thường gặp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới. Cùng BookingCare tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và một số cách điều trị  trĩ nội trong bài viết dưới đây.

Trĩ nội là gì?

Trĩ nội nằm trên cấu trúc giải phẫu là đường lược trong ống hậu môn. Búi trĩ được hình thành do  dạng trĩ nội nằm sâu bên trong ống hậu môn nên người bệnh không thể sờ thấy hoặc nhìn thấy được. Đến khi trĩ to lên, lúc người bệnh đi đại tiện thì búi trĩ lòi ra.

Phân độ bệnh trĩ nội dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn:

  • Trĩ nội độ I: đau, chảy máu ( hoặc không). Trĩ không lồi ra ngoài hậu môn. Thăm trực tràng khó xác định và soi hậu môn thấy rõ.
  • Trĩ nội độ II: trĩ cùng niêm mạc trực tràng hậu môn sa ra ngoài sau khi rặn hoặc đại tiện sau đó tự vào trong hậu môn. Thăm và soi trực tràng hậu môn thấy rõ búi trĩ.
  • Trĩ nội độ III: khi rặn hoặc đại tiện búi trĩ cùng niêm mạc hậu môn sa ra ngoài hậu môn, phải đẩy búi trĩ mới vào.
  • Trĩ nội độ IV: Trĩ thường xuyên ở ngoài hậu môn.
Các cấp độ thường gặp ở bệnh trĩ nội- Ảnh: bvdaihoccoso3.com.vn
Các cấp độ thường gặp ở bệnh trĩ nội- Ảnh: bvdaihoccoso3.com.vn

Nguyên nhân gây trĩ nội

Một trong những cơ chế người bệnh bị mắc trĩ đó là do thành tĩnh mạch chịu những áp lực quá lớn khiến cho chúng phải căng giãn quá mức gây nên hiện tượng phình tĩnh mạch tạo thành những búi rối tĩnh mạch hay gọi là búi trĩ.

  • Tăng áp lực trong hậu môn như: táo bón,…
  • Thai kỳ và sinh nở: Phụ nữ mang thai thường trải qua một giai đoạn tăng cường áp lực trong hậu môn do sự gia tăng trọng lượng của thai nhi gây nên triệu chứng trĩ.
  • Tuổi tác và sự suy giảm đàn hồi cơ: Người già thường trải qua sự suy giảm cơ do quá trình lão hóa, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơ của hậu môn và tăng nguy cơ bệnh trĩ.
  • Chế độ ăn và lối sống: Chế độ ăn thiếu chất xơ, người ngồi lâu, i, có nguy cơ cao hơn mắc bệnh trĩ
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác như viêm đại tràng, ung thư hậu môn, hoặc các vấn đề về cân nặng cũng có thể là nguyên nhân gây nên triệu chứng trĩ.

Dấu hiệu trĩ nội thường gặp

Trĩ nội nằm bên trong ống hậu môn. Bạn thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được chúng và chúng hiếm khi gây khó chịu. Nhưng  khi đi đại tiện khó có thể gây ra:

  • Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể, ví dụ, nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. 
  • Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu, tuy nhiên đối với trĩ nội độ 3,4 người bênh hoàn toàn có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được. 
  • Khi các mô xung quanh hậu môn bị tổn thương, người bệnh có thể trải qua cảm giác ngứa hoặc kích ứng ở khu vực đó.
  • Bạn có thể cảm thấy không thoải mái ở khu vực hậu môn, đặc biệt là khi ngồi lâu hoặc khi bạn đang làm các hoạt động như nâng đồ nặng,...
  • Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu. Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. 
Dấu hiệu trĩ nội thường gặp - Ảnh: apollospectra.com
Dấu hiệu trĩ nội thường gặp - Ảnh: apollospectra.com

Điều trị trĩ nội như thế nào?

Có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ, đặc biệt là trĩ nội. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định đối với từng loại và giai đoạn của bệnh.

Điều trị nội khoa

Điều trị trĩ nội theo hướng khoa học và y học hiện đại thường bao gồm nhiều phương pháp, Dưới đây là phương pháp điều trị trĩ nội  thường được áp dụng:

Thuốc

Thuốc có tác dụng tăng cường sức bền hệ tĩnh mạch: thuốc có tác dụng tăng cường sức bền mạch máu, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch: Daflon, Ginkor.

Cách dùng: trĩ cấp, đang chảy máu: Daflon viên 500mg liều 6 viên – 4 ngày rồi 4 viên – 4 ngày tiếp và giảm xuống 2 viên trong 6 ngày.

Đường tại chỗ: thuốc bôi hay viên đặt: là thuốc hỗ trợ giúp tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau do một số thuốc có bổ sung thêm lidocain: Titanorein, Proctolog, …

Chú ý: các phương pháp điều trị trĩ nội bằng thuốc hay can thiệp có thể dùng đơn độc hay kết hợp điều trị.

Điều trị biến chứng

Huyết khối trĩ: rạch búi trĩ lấy cục máu đông. Điều trị trĩ bằng thuốc hay phẫu thuật.

Trĩ nghẹt: đẩy búi trĩ lên, không nên cố nếu cố nhiều có thể làm bệnh nhân đau.

Trĩ chảy máu: điều trị thắt vòng cao su đối với trĩ độ I – trĩ nội độ III. Truyền máu khi có thiếu máu nhiều.

Y học cổ truyền

Y học cổ truyền đặc biệt là y học dân gian trong một số nền văn hóa, có những phương pháp điều trị trĩ nội truyền thống có những kết quả tích cực cho bệnh nhân. Điều trị y học cổ truyền được chỉ định cho các trường hợp trĩ nội như sau: 

  • Trĩ nội độ 1, 2 có hoặc không kèm theo chảy máu, tắc mạch.
  • Trĩ độ 3, 4 có kèm theo có kèm theo các bệnh lý toàn thân nên không thể can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật. 
  • Các bài thuốc y học cổ truyền cũng được chỉ định phối hợp điều trị sau thủ thuật hoặc phẫu thuật. 

Theo YHCT, nguyên nhân là do ăn đồ cay nóng hay táo bón kéo dài làm cho phong, thấp, táo, nhiệt nội sinh rồi kết tụ ở trực tràng hậu môn. Xơ gan, phụ nữ có thai dùng sức khi sanh đẻ; hoặc ngồi lâu, đi xa, khuân vác nặng nề làm cho kinh lạc ứ trệ, khí huyết vận hành không thông mà gây thành búi trĩ, cũng có người già hoặc cơ thể suy nhược, tả lỵ lâu ngày (Viêm đại tràng mãn tính) dẫn đến hạ tiêu hư thoát mà thành trĩ.

Y học cổ truyền chia trĩ nội ra làm 6 thể:

  • Trĩ nội thể ứ trệ: Hậu môn thốn, tức nặng.
  • Trĩ nội thể huyết ứ: Là trĩ có xung huyết.
  • Trĩ nội thể thấp nhiệt: Là trĩ có thấp phối hợp với nhiệt.
  • Trĩ nội thể nhiệt độc: Do trĩ ứ huyết lâu ngày phối hợp với nhiệt độc.
  • Trĩ nội thể khí huyết suy: Do trĩ có tiêu máu nhiều lần, lâu ngày hoặc kèm theo một số bệnh toàn thân.
  • Trĩ nội thể tỳ khí suy: Thường gặp ở người già, bệnh tái phát nhiều lần.

Thủ thuật hoặc phẫu thuật

Chỉ định: 

  • Trĩ nội độ 3 và thất bại điều trị bằng phương pháp nội khoa. 
  • Trĩ chảy máu nhiều. 
  • Trĩ nội ngoại kết hợp.
  • Trĩ có một số biến chứng: huyết khối trĩ, trĩ nghẹt.
  • Trĩ ở mức độ 3 - 4.

Các phương pháp phẫu thuật

  • Phương pháp Milligan-Morgan (hay Saint-Mark).
  • Khâu triệt mạch và treo trĩ bằng tay theo phương pháp Hussein cải biên.
  • Khâu triệt mạch và treo trĩ bằng máy bấm theo phương pháp Longo
  • Thắt búi trĩ (thủ thuật): Thắt búi trĩ bằng vòng cao su đơn giản được áp dụng nhiều, giá thành rẻ. Có hiệu quả đối với trĩ nội độ I – II chảy máu, trĩ độ III có thể chỉ định khi búi đơn độc. Tác dụng không mong muốn: đau hậu môn, chảy máu sau thắt, loét (do thắt vào cả vùng da lành), đau.
Thắt búi trĩ là một trong những phương pháp điều trị trĩ nội - Ảnh: benhvien108.vn
Thắt búi trĩ là một trong những phương pháp điều trị trĩ nội - Ảnh: benhvien108.vn

Sau thắt khoảng 2-3 ngày búi trĩ tự rụng, các đợt điều trị tiếp nên thực hiện sau 10-14 ngày để cho vết thương lành sẹo.

Mặc dù trĩ nội là một vấn đề khá nhạy cảm, nhưng sự hiểu biết đúng đắn về nó có thể giúp chúng ta đối mặt với tình trạng này một cách chủ động và hiệu quả. Bằng cách chú trọng vào việc duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân đối, và hoạt động thể chất, chúng ta có thể giảm nguy cơ xuất hiện trĩ nội nói riêng và sức khỏe nói chung.