Trĩ tắc mạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Những điều bạn cần biết về trĩ tắc mạch
Những điều bạn cần biết về trĩ tắc mạch - Ảnh: BookingCare

Trĩ tắc mạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 31/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 01/03/2024
Trĩ tắc mạch là một trong những biến chứng vô cùng khó chịu của bệnh trĩ. Tình trạng này thường diễn biến âm thầm  Bên cạnh cảm giác khó chịu đau ở hậu môn, người mắc trĩ tắc mạch còn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khác.

Trĩ tắc mạch mặc dù không được coi là nguy hiểm nhưng có thể gây đau đớn và làm cho các hoạt động hàng ngày như đi bộ, ngồi hoặc đi vệ sinh không thoải mái. Cùng tìm hiểu một dạng của bệnh trĩ đó là trĩ tắc mạch qua bài viết dưới đây.

Trĩ tắc mạch là gì?

Trĩ tắc mạch còn được biết đến với các thuật ngữ như trĩ huyết khối hay bệnh huyết khối quanh hậu môn. Đây là một tình trạng khi các tĩnh mạch trong mạng lưới mạch máu ở vùng hậu môn bị chèn ép, phá vỡ và hình thành các cục máu đông bên trong búi trĩ. Các cục máu đông này tạo ra sự tắc nghẽn mạch, đi kèm với các triệu chứng như viêm, đau và chảy máu.

Búi trĩ tắc mạch có thể hiện diện dưới dạng một cục đơn lẻ hoặc một khối tròn. Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể có khả năng tự tiêu hủy các cục máu đông và các triệu chứng thường tự giảm đi. 

Trĩ tắc mạch có thể xuất hiện cả ở bên ngoài và bên trong. Bệnh trĩ tắc mạch được phân loại thành 3 loại:

  • Trĩ nội tắc mạch.
  • Trĩ ngoại tắc mạch.
  • Trĩ hỗn hợp tắc mạch.
Trĩ huyết khối - Ảnh: saintlukeskc.org
Trĩ huyết khối - Ảnh: saintlukeskc.org

Trĩ tắc mạch có nguy hiểm không?

Với các trường hợp phát hiện tắc mạch trĩ thì chứng tỏ tình trạng trĩ của người bệnh có thể đã và đang dần trở nặng. Các triệu chứng ngày một rõ ràng mà điển hình là những cơn đau buốt kéo dài, tiếp sau đó sẽ xuất hiện một hoặc một vài mảng hoại tử khô trên bề mặt nơi sưng tấy. Diện tích hoại tử bị loét ra dễ gây nhiễm khuẩn búi trĩ dẫn tới nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp này, người bệnh vừa bị ảnh hưởng về sức khoẻ, vừa gặp khó khăn trong mọi sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời đúng cách có thể gặp phải những khó chịu, tâm lý người bệnh thêm hoang mang và gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Nguyên nhân gây trĩ tắc mạch là gì?

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa trả lời câu hỏi chính xác tại sao cục máu đông lại hình thành ở một số người mắc bệnh trĩ, chỉ biết rằng có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ trong đó có thể là do thiếu collagen mô đệm ống hậu môn, làm mất tính chất đàn hồi, gây ra giãn mạch máu và dây chằng treo trĩ. Và các tác nhân phổ biến gây ra tình trạng này thường bao gồm:

  • Táo bón: Táo bón khiến người bệnh phải rặn nhiều, từ đó gây tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ, dẫn đến giãn nở và sa búi trĩ.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Chất xơ giúp phân mềm và dễ đi hơn, từ đó giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  • Mang thai: Trong thai kỳ, tử cung lớn lên chèn ép lên tĩnh mạch trĩ, dẫn đến giãn nở và sa búi trĩ.
  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì khiến tĩnh mạch trĩ bị chèn ép, dẫn đến giãn nở và sa búi trĩ.
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress khiến cơ thể giải phóng các hormon gây co mạch, từ đó làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc trĩ nói chung, bao gồm:

  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc tắc mạch trĩ càng lớn.
  • Gia đình có tiền sử mắc trĩ: Nếu gia đình có người mắc trĩ thì bạn có nguy cơ mắc trĩ cao hơn.
  • Lối sống ít vận động: Lối sống ít vận động khiến lưu thông máu kém, từ đó làm tăng nguy cơ mắc tắc mạch trĩ.

Dấu hiệu nhận biết trĩ tắc mạch là gì?

Tắc mạch trĩ thường có triệu chứng tương tự như bệnh trĩ nhưng Tùy theo kích thước của cục máu đông và thể trạng sức khoẻ của người bệnh, các triệu chứng sẽ có biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đau hậu môn : Các cơn đau có thể dữ dội và thường kéo dài từ 4 – 6 ngày ở vùng hậu môn.
  • Gặp khó khăn lúc đại tiện: Người bệnh thường có cảm giác muốn đại tiện nhưng lại khó đẩy phân ra ngoài, càng cố rặn càng đau nên rất khó chịu.
  • Ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày: Đau do tắc mạch trĩ làm cơ vòng hậu môn khép lại, gây ra nhiều khó khăn khi đi lại nhất là khi ngồi xuống.
  • Các tình trạng chảy dịch, máu, lở loét thậm chí là hoại tử hậu môn: Khi các cục máu đông bị vỡ sẽ gây sưng và đau rát vô cùng, dịch có thể chảy ra và làm lở loét, nhiễm trùng ở búi trĩ, thậm chí là hoại tử hậu môn.

Điều trị trĩ tắc mạch liệu có khó?

Trĩ tắc mạch có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ tắc mạch nhẹ. Các loại thuốc được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau đớn do trĩ tắc mạch.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm có thể giúp giảm sưng và viêm do trĩ tắc mạch gây nên.
  • Thuốc làm co búi trĩ (bền thành mạch): Thuốc làm co búi trĩ có thể giúp búi trĩ co lại và giảm đau đớn cho người bệnh.

Lưu ý:

  • Người bệnh cần thăm khám bác sĩ để biết tình trạng bệnh, từ đó có hướng chữa trị phù hợp do bác sĩ tư vấn.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc tự điều trị trĩ tắc mạch tại nhà hoặc sử dụng đơn thuốc chữa bệnh của người khác.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ tắc mạch nặng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa. nguyên tắc chung giống như bệnh trĩ Các phương pháp phẫu thuật trĩ tắc mạch bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo; cắt trĩ từng búi
  • Thủ thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT;
  • Thủ thuật  đốt mạch máu trĩ bằng tia Laser;…

Lưu ý, các trường hợp tắc mạch trĩ đã gây ra những biến chứng nhiễm trùng thì người bệnh cần điều trị triệt để tình trạng nhiễm trùng mới có thể thực hiện phẫu thuật. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện uy tín, lựa chọn những phương pháp phẫu thuật loại bỏ huyết khối hiện tại, ít xâm lấn, ít đau mang đến nhiều hiệu quả cao.

Phương pháp điều trị trĩ tắc mạch sẽ được lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Nếu bệnh nhẹ, có thể điều trị nội khoa. Nếu bệnh nặng, cần điều trị ngoại khoa.
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Nếu người bệnh có bệnh lý nền, cần cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
  • Ưu tiên của người bệnh: Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với mong muốn của mình.
Điều trị trĩ nói chung bằng phương pháp HCPT và PPH - Ảnh: benhvien108.vn
Điều trị trĩ nói chung bằng phương pháp HCPT và PPH - Ảnh: benhvien108.vn

Chăm sóc sau điều trị

Sau điều trị trĩ tắc mạch, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh lành và tránh tái phát.

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Người bệnh cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đi hơn, từ đó giảm áp lực lên búi trĩ.
  • Bổ sung chất xơ: Bổ sung chất xơ giúp phân mềm và dễ đi hơn, từ đó giảm áp lực lên búi trĩ.
  • Tăng cường vận động: Tăng cường vận động giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó cải thiện tình trạng của búi trĩ.

Trĩ tắc mạch không chỉ là một vấn đề sức khỏe mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, với sự hiểu biết và chăm sóc đúng đắn, bệnh nhân có thể kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả.

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ tắc mạch không chỉ giới hạn ở việc sử dụng thuốc mà còn mở rộng đến việc điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Việc bổ sung chất xơ, kiểm soát chế độ ăn, duy trì thói quen vận động, và duy trì vệ sinh cá nhân đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết