- Xuất bản: 22/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 02/01/2024
Viêm bờ mi là một trong những bệnh nhãn khoa phổ biến, đặc biệt là ở người già - ảnh: BookingCare
Viêm bờ mi là tình trạng viêm chân lông mi hoặc viêm tắc tuyến sụn mi (tuyến Meibomius). Bệnh nhân có thể bị viêm một hoặc cả bốn mi, gây ngứa, rụng lông mi và có thể gây rối loạn nước mắt.
Viêm bờ mi là một trong những bệnh lý nhãn khoa phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Tìm hiểu thêm về triệu chứng, nguyên nhân và các thông tin liên quan đến viêm bờ mi trong bài viết.
Các triệu chứng viêm bờ mi
Người bệnh khi mắc viêm bờ mi có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau:
Ngứa bờ mi mắt
Rụng lông mi
Chảy nước mắt
Mí mắt bị sưng
Xuất hiện các vảy chân lông mi
Lông mi thưa và rụng dần
Bệnh nhân có thể nhìn mờ, mỏi mắt do rối loạn phim nước mắt.
Nguyên nhân và phân loại viêm bờ mi
Viêm bờ mi được phân thành hai hình thái là viêm bờ mi trước (viêm chân lông mi) và viêm bờ mi sau (viêm tuyến sụn mi Meibomius). Mỗi hình thái viêm bờ mi có nguyên nhân và đặc điểm khác nhau. Trên thực tế hai hình thái thường phối hợp với nhau.
Phân loại
Nguyên nhân
Viêm bờ mi trước
Bệnh trứng cá đỏ (Rosacea).
Phản ứng với dung dịch kính áp tròng, thuốc nhỏ mắt hoặc trang điểm.
Gàu, da chết bong tróc không được vệ sinh sạch sẽ gây viêm da tiết bã, kích ứng mí mắt và gây viêm.
Khô mắt dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ra nhiễm trùng.
Các chấn thương vật lý, nhiệt,...Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn
Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng viêm nang và lỗ chân lông.
Viêm bờ mi sau
Rối loạn chức năng tuyến Meibomian (tuyến nằm trong sụn mi, tiết lớp lipid của phim nước mắt): hay gặp ở những người làm việc nhiều với thiết bị kỹ thuật số, các bệnh toàn thân,...
Trứng cá đỏ.
Các biến chứng có thể xảy ra do viêm bờ mi
Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm bờ mi có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như:
Bệnh nhân bị ngứa bờ mi, rụng lông mi, có thể nhức mỏi mắt nhìn mờ nhoè do khô mắt (hậu quả của viêm bờ mi).
Khám bờ mi thấy chân lông mi có tiết tố bẩn bám vào, mi bị cương tụ đỏ, bờ mi dày, lõ tuyến ở bờ mi bị tắc, có thể có lông siêu
Xét nghiệm: lấy chất nạo bờ mi hoặc ở chân lông mi làm xét nghiệm vi sinh tìm nguyên nhân vi sinh gây viêm bờ mi.
Điều trị viêm bờ mi
Mặc dù không thể chữa trị hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng viêm bờ mi thông qua việc thực hiện vệ sinh mí mắt hàng ngày và sử dụng thuốc theo chỉ định. Các phương pháp điều trị viêm bờ mi phổ biến hiện nay bao gồm:
Vệ sinh sạch vùng mi hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Vệ sinh sạch vùng mi mắt hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm bờ mi - ảnh: BookingCare
Điều trị bằng thuốc: tuỳ nguyên nhân vi sinh mà dùng các thuốc điều trị đặc hiệu (kháng sinh, kháng nấm, ký sinh trùng,...). Ngoài ra có thể dùng thêm thuốc chống viêm, nước mắt nhân tạo để giảm triệu chứng.
Có thể dùng các biện pháp chăm sóc mi chuyên sâu bằng các dụng cụ chuyên biệt (LipiFlow, IPL).
Điều trị các bệnh toàn thân gây viêm bờ mi như bệnh trứng cá đỏ.
Chăm sóc người bị viêm bờ mi
Trong quá trình điều trị, người bệnh và người thân cần chú ý kết hợp các biện pháp chăm sóc nhằm kiểm soát và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh và hiệu quả hơn như:
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho vùng mi, tránh dụi, xoa mắt mạnh khiến mắt tổn thương nặng hơn.
Không sử dụng mỹ phẩm, trang điểm hoặc tác động lên mắt trong thời gian điều trị để mi mắt mau lành.
Hạn chế tiếp xúc với chất kích ứng và hóa chất trực tiếp với mắt
Hạn chế làm việc với các thiết bị kỹ thuật số (máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,...)
Duy trì một lối sống lành mạnh, bổ sung khoáng chất, các thực phẩm chứa vitamin A, C, E có lợi cho mắt để tăng cường hệ miễn dịch.
Viêm bờ mi là một tình trạng phổ biến gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe mắt. Việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị giúp bạn đọc có thể phòng ngừa và xử lý kịp thời các triệu chứng viêm bờ mi, từ đó duy trì và bảo vệ thị lực tốt hơn.