Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm kết mạc dị ứng là một trong những bệnh lý nhãn khoa phổ biến
Viêm kết mạc dị ứng là một trong những bệnh lý nhãn khoa phổ biến - Ảnh: BookingCare

Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 13/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 22/01/2024
Viêm kết mạc dị ứng đã không còn là một thuật ngữ xa lạ. Mỗi năm, có hàng triệu người mắc phải căn bệnh liên quan đến mắt này. 

Viêm kết mạc dị ứng là một trong những bệnh lý về mắt không thường gặp nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì ai, bất kì thời điểm nào và có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp nếu không được điều trị hiệu quả.

Viêm kết mạc dị ứng là bệnh gì?

Viêm kết mạc là tình trạng lớp kết mạc - lớp màng mỏng bao phủ tròng trắng của mắt và lót ở dưới mí mắt bị viêm gây ra tình trạng sưng, đỏ, chảy nước mắt và nhiều vấn đề khác. 

Viêm kết mạc dị ứng là kết mạc bị viêm do phản ứng với các tác nhân gây dị ứng. Các tế bào của hệ thống miễn dịch có trong kết mạc sẽ phản ứng với những tác nhân gây dị ứng để bảo vệ mắt, từ đó xuất hiện những triệu chứng của bệnh.

Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng

Các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi hàng rào bảo vệ của hệ thống miễn dịch đang phản ứng để chống lại các dị nguyên xâm nhập vaò kết mạc, tuy nhiên phản ứng này quá mức cần thiết nên đã gây ra tổn thương cho chính kết mạc. Các tế bào miễn dịch của kết mạc tiết ra các chất gây viêm như histamin, bradykinine, leucotrien,... Từ đó tạo ra các biểu hiện bệnh.

Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng có thể bao gồm:

  • Khói
  • Bụi
  • Phấn hoa từ cây, cỏ
  • Nấm mốc
  • Lông động vật
  • Các loại dung dịch nhỏ mắt
  • Nước hoa
  • Mỹ phẩm
  • ...

Phân loại viêm kết mạc dị ứng

Tùy vào tính chất của bệnh mà viêm kết mạc dị ứng được chia thành nhiều  thái với đối tượng bị bệnh cũng như đặc điểm lâm sàng khác nhau, bao gồm:

Viêm kết mạc dị ứng theo mùa

Viêm kết mạc dị ứng theo mùa thường do bào tử nấm mốc hoặc phấn hoa gây ra, thời điểm bùng phát bệnh nhiều nhất thường là vào mùa xuân hoặc đầu hè. Phấn hoa cỏ dại là nguyên nhân gây ra các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng vào mùa hè và đầu mùa thu. Khi hết mùa (hết các dị nguyên gây bệnh) bệnh sẽ ổn định.

Viêm kết mạc dị ứng quanh năm

Viêm kết mạc dị ứng quanh năm có thể xảy ở bất kì thời điểm nào trong năm, thường là do yếu tố môi trường sống chứa các tác nhân gây hại như: lông thú cưng, khói bụi, mạt nhà,...

Viêm kết giác mạc mùa xuân

Đây là một dạng viêm kết mạc dị ứng nghiêm trọng và phức tạp hơn. Đặc biệt, nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn chưa được xác định cụ thể. Tình trạng này phổ biến nhất ở nam giới, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi từ 5 đến 20 tuổi cũng mắc bệnh chàm, hen suyễn hoặc dị ứng theo mùa. Khi bệnh nhân đến tuổi dậy thì bệnh sẽ ổn định dần rồi khỏi, tuy nhiên có thể để lại các tổn thương di chứng ở kết giác mạc.

Viêm kết giác mạc mùa xuân thường xuất hiện trở lại vào mỗi mùa xuân và giảm dần vào mùa thu và mùa đông tuy nhiên bệnh không khỏi hẳn mà tiến triển mãn tính và có những đợt nặng lên cần phải điều trị và theo dõi lâu dài..

Viêm kết giác mạc cơ địa

Đây là hình thái nặng của viêm kết mạc dị ứng. Ngoài viêm kết mạc dị ứng bệnh nhân còn có thể bị các tổn thương nặng khác của mắt như viêm màng bồ đào, đục thể thuỷ tinh, viêm giác mạc,...

Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm kết mạc dị ứng

Dù người bệnh bị viêm kết mạc dị ứng loại nào thì vẫn sẽ gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Ngứa, rát mí mắt
  • Chảy nước mắt
  • Kết mạc sưng, đỏ
  • Mắt tiết dịch nhiều
  • Giảm thị lực nếu có tổn thương giác mạc
  • Nổi cộm như có dị vật trong mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Nếu bị bội nhiễm vi sinh có thể bị viêm loét giác mạc
  • Khi bệnh nhân ngứa sẽ dụi mắt nhiều, điều này làm cho bệnh dị ứng nặng thêm và có thể gây tổn thương nhãn cầu cũng như xuất hiện nếp nhăn ở mi mắt.
  • ...

Các triệu chứng thường xuất hiện đồng đều ở cả hai bên mắt, hiếm khi một bên bị nặng hơn mắt còn lại.

Các loại viêm kết mạc dị ứng nhìn chung vẫn có những triệu chứng như trên. Tuy nhiên, mỗi loại viêm kết mạc dị ứng sẽ có đặc trưng riêng như:

  • Viêm kết mạc dị ứng theo mùa hoặc quanh năm: mắt thường tiết một lượng lớn  dính. Thị lực hiếm khi bị ảnh hưởng.
  • Viêm kết giác mạc mùa xuân: nước mắt đặc, tiết tố nhày có thể kéo thành sợi 

Xét nghiệm chẩn đoán viêm kết mạc dị ứng

Các bác sĩ có thể nhận biết bệnh viêm kết mạc dị ứng thông qua hỏi tiền sử bệnh, biểu hiện tổn thương khi khám và triệu chứng điển hình của bệnh. Các xét nghiệm hiếm khi cần thiết hoặc hữu ích.

Điều trị viêm kết mạc dị ứng

Phương pháp điều trị viêm kết mạc dị ứng phổ biến nhất thường là dùng thuốc. Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

Điều trị viêm kết mạc dị ứng đầu tiên là tránh để mắt tiếp xúc với các dị nguyên nhất là vào mùa có dị nguyên nhiều. Khuyến cáo bệnh nhân đeo kính bảo hộ, hạn chế ra ngoài, dùng máy lọc không khí,...Tra nước mắt nhân tạo thường xuyên để rửa trôi dị nguyên. Bệnh nhân cần đến khám bác sỹ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán chính xác và cho phác đồ điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị viêm kết mạc dị ứng phổ biến bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc nhỏ mắt chứa chất kháng histamine chẳng hạn như: chẳng hạn như ketotifen, olopatadine hoặc cetirizine.
  • Thuốc ổn định  dưỡng bào như  tra mắt lodoxamit
  • Thuốc nhỏ mắt chống viêm không steroid chẳng hạn như: ketorolac, Corticosteroid.
  • Thuốc kháng histamine dùng qua đường uống, chẳng hạn như fexofenadine, cetirizine hoặc hydroxyzine, cũng có thể rất hữu ích, đặc biệt khi các vùng khác của cơ thể (ví dụ: tai, mũi, họng) bị ảnh hưởng do dị ứng, tuy nhiên cần lư ý tuổi người dùng và các tác dụng phụ.

Viêm kết mạc dị ứng có nguy hiểm không?

Rất may, viêm kết mạc dị ứng không phải là một bệnh lý nguy hiểm, có thể điều trị  địnhvà không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị, tự ý dùng thuốc thì có thể gây những biến chứng nguy hiểm

 Vì vậy, người bệnh không nên mà chủ quan. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

  • Giảm thị lực vĩnh viễn
  • Viêm kết mạc dị ứng mãn tính
  • Loét giác mạc
  • Nhiễm trùng kết mạc lan sang những bộ phận khác
  • ...

Đặc biệt, trường hợp người bệnh bị viêm kết giác mạc mùa xuân cần lưu ý: bệnh thường ảnh hưởng đến giác mạc (lớp trong suốt phía trước mống mắt và đồng tử). Ở một số người, các vết loét nhỏ, hở (loét giác mạc) phát triển ở một số người. Những vết loét này gây đau mắt sâu khi tiếp xúc với ánh sáng (sợ ánh sáng) và đôi khi dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng, người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiêụ quả điều trị tốt nhất.

Các biện pháp phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhất là những người có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy, chủ động bảo vệ sức khỏe đôi mắt phòng chống căn bệnh dị ứng là yếu tố quan trọng mà mọi người cần tự giác thực hiện. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp mọi người phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng hiệu quả:

  • Khi đi đường bụi hoặc làm trong môi trường nhiều bụi cần phải đeo kính bảo hộ mắtKhông đưa tay bẩn lên dụi mắt, gãi mắt hoặc các khu vực, bộ phận trên mặt vì có thể kích hoạt  phản ứng dị ứng tại mắt.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh bụi bẩn lâu ngày tích tụ
  • Hạn chế tiếp xúc với những chất có nguy cơ cao gây dị ứng: phấn hoa, lông côn trùng, vật nuôi,...
  • Sử dụng chất tẩy rửa không có dung môi bay hơi gây kích thích mắt
  • Khi đi ngoài đường về bị bụi vào mắt cần phải rửa sạch mắt bằng nước muối sinh lý loại nhỏ mắt (NaCl 0,5% hoặc nước mắt nhân tạo để loại bỏ bụi bẩn, dị vật,...
  • Tránh thức khuya, làm việc nhiều với các thiết bị kỹ thuật số có thể gây khô mắt là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm kết mạc dị ứng khởi phát.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm kết mạc dị ứng mà mọi người cần biết. Ngay khi nhận thấy mắt xuất hiện những biểu hiện bất thường mà không rõ nguyên nhân, cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Tránh trường hợp tự ý mua thuốc điều trị tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết