Viêm mũi dị ứng và 5+ dấu hiệu thường gặp
Viêm mũi dị ứng và 5+ dấu hiệu thường gặp - Ảnh BookingCare - Ảnh BookingCare
Viêm mũi dị ứng và 5+ dấu hiệu thường gặp - Ảnh BookingCare

Viêm mũi dị ứng và 5+ dấu hiệu thường gặp

Tác giả: - Xuất bản: 14/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 17/04/2024
Dị ứng mũi gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, trong đó có: tắc nghẽn mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi; đỏ mắt, chảy nước mắt; hắt xì liên tục; có thể cảm thấy tức ngực, khó thở… Do đó người mắc bệnh cần được thăm khám kịp thời để cải thiện tình trạng trên.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích ứng và niêm mạc mũi bị viêm do tiếp xúc với tác nhân kích thích như: phấn hoa, bụi nhà, lông chó,… Viêm mũi dị ứng không khó điều trị khi bệnh nhân sớm nhận biết các triệu chứng thường gặp dưới đây và nhanh chóng điều trị. 

Dị ứng mũi gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, trong đó có: tắc nghẽn mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi; đỏ mắt, chảy nước mắt; hắt xì liên tục; có thể cảm thấy tức ngực, khó thở… Do đó người mắc bệnh cần được thăm khám kịp thời để cải thiện tình trạng trên.  

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với tác nhân dị ứng có trong môi trường sống. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà bệnh chỉ xuất hiện tại một thời điểm nhất định trong năm thì gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa.

Viêm mũi dị ứng quanh năm là hiện tượng mũi bị viêm do dị ứng với một số tác nhân bên ngoài (bụi, khói, lông, thời tiết, nhiệt độ,...) vào bất kỳ thời điểm nào. Đây là biểu hiện tại chỗ ở mũi do niêm mạc mũi nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh đó và gây nên phản ứng bảo vệ quá mức.

Dấu hiệu của viêm mũi dị ứng theo mùa

Viêm mũi dị ứng theo mùa thường xảy ra ở một vài thời gian nhất định trong năm. Khi nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết thay đổi thích hợp cho một số loại phấn hoa, bào tử… phát triển là tác nhân dị ứng. Niêm mạc mũi nhạy cảm rất dễ phản ứng lại với kích thích từ bên ngoài, gây nên viêm mũi dị ứng. Các triệu chứng giúp bệnh nhân nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng gồm:

  • Nhột cay trong mũi, hắt hơi liên tục vài chục cái
  • Cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt.
  • Mũi chảy nước đầm đìa, nước mũi trong như nước lã.
  • Cảm giác rát bỏng ở kết mạc, vòm họng.
  • Bị nặng đầu, mệt mỏi uể oải, sợ ánh sáng, nên thường tìm chỗ tối để nằm.

Cơn dị ứng xuất hiện nhiều lần trong ngày, tối dịu đi, bệnh kéo dài trong vài ngày đến một tuần rồi tự biến mất. Hàng năm vào đúng thời kỳ đó bệnh lại tái phát, có những bệnh nhân bị bệnh hàng chục năm. Ở một số bệnh nhân cao tuổi, do bệnh kéo dài nhiều năm, tổn thương làm cho niêm mạc mũi thoái hóa, phù nề gây ngạt mũi; các xương xoăn mũi to phình lên, xen với những polip.

Những triệu chứng trên thường gây không ít phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh tương đối dễ chẩn đoán và điều trị do đó cần thăm khám ngay khi có ít nhất 2 dấu hiệu đầu tiên.

Các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng quanh năm

Viêm mũi dị ứng quanh năm là hay gặp nhất, bệnh nhân thường bị:

  • Sổ mũi vào lúc sáng sớm thức dậy, giảm đi trong ngày, tăng lên khi gặp luồng gió, gặp lạnh, tiếp xúc với bụi. Nước mũi chảy thành từng đợt, thời kỳ đầu nước mũi trong, thời gian sau đó đặc lại thành mủ.  
  • Hắt hơi hàng tràng, trường hợp nặng hắt hơi liên tục nhiều giờ trong ngày, gây mệt mỏi, giảm trí nhớ.
  • Ngạt mũi thay đổi tùy theo thời gian, thời tiết và theo mùa.
  • Do nghẹt mũi bệnh nhân phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản.
  • Ngứa trong mũi, đau thắt ở gốc mũi, do tiết dịch ứ đọng trong vòm họng nên bệnh nhân luôn phải khạc nhổ.
  • Niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, phủ dịch nhầy loãng, hoặc mủ đặc, màu trắng hoặc vàng, xanh khi có bội nhiễm vi khuẩn.
  • Niêm mạc mũi bị thoái hóa biến thành polyp to, nhẵn. 

Tóm lại, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường dễ nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường. Do đó mà người mắc bệnh thường hay chủ quan mà không điều trị dứt điểm, làm cho tình trạng bệnh ngày càng kéo dài và thêm nặng nề. Tuy nhiên, có một cách phân biệt. Viêm mũi dị ứng thường đi kèm với các bệnh dị ứng khác như: viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, viêm tai giữa dị ứng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết