Khác với viêm phế quản cấp tính, điều trị viêm phế quản mạn tính thường phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn, nếu không điều trị kịp thời bệnh viêm phế quản mạn giai đoạn đầu sẽ diễn tiến đến viêm phế quản mạn giai đoạn cuối, dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhiều biến chứng nguy hiểm khác rất khó điều trị.
Nắm rõ được những thông tin cơ bản về viêm phế quản mạn tính là yếu tố quan trọng giúp mọi người phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.
Viêm phế quản mạn tính là một dạng của bệnh viêm phế quản, bên cạnh viêm phế quản cấp tính.
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm đường hô hấp bao gồm: khí quản, phế quản hoặc tiểu phế quản. Những người bị viêm phế quản mạn tính có các triệu chứng điển hình như: ho và khó thở kéo dài ít nhất 3 tháng trong một năm, lặp lại trong hai năm liên tục hoặc lâu hơn.
Viêm phế quản mạn tính thường xảy ra do những tác nhân liên quan đến thói quen sinh hoạt và các yếu tố khác từ môi trường gây hại đến phổi. Trong khi viêm phế quản cấp tính là do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây viêm phế quản mạn tính phổ biến nhất:
Nhìn chung, các biểu hiện của viêm phế quản mạn tính là triệu chứng của bệnh viêm phế quản nói chung (bao gồm viêm phế quản cấp và mạn tính). Tuy nhiên, các triệu chứng này kéo dài hơn bình thường (thường là ít nhất 3 tháng trong 1 năm, trong 2 năm liên tiếp) và tái lại hàng năm.
Dưới đây là một số biểu hiện bệnh cụ thể:
Tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà các biểu hiện lâm sàng có thể khác nhau:
Ho, khạc đờm: Ho kéo dài nhiều ngày không khỏi, triệu chứng này có thể diễn ra liên tục hoặc theo từng đợt, thường là vào đêm hoặc sáng sớm, đặc biệt tần suất ho nhiều hơn vào những thời điểm giao mùa. Ho thường khạc theo đờm trắng loãng hoặc đặc quánh tùy từng trường hợp.
Thở khò khè, khi thở nghe có tiếng rít mạnh từ phổi. Đây là triệu chứng viêm phế quản mạn tính thường gặp nhất hiện nay.
Tức ngực hay khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phế quản mạn đã chuyển sang giai đoạn cuối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng khó thở khi đang vận động nhẹ hay lúc nghỉ ngơi. Hiện tượng khó thở sẻ tăng dần theo mức độ nặng của bệnh. Trong thời gian dài, tình trạng thiếu dưỡng khi này thêm nặng hơn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Gậy sụt cân, mệt mỏi, buồn ngủ,...
Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn. Các biến chứng của viêm phế quản mạn tính bao gồm: bội nhiễm phổi (viêm phổi thùy, áp-xe phổi, lao phổi), giãn phế nang, khí phế thũng gây suy hô hấp cấp, suy tim.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản cấp tính, người bệnh cần điều trị dứt điểm để tránh bệnh tiến triển thành mãn tính.
Tuy nhiên, nếu người bệnh đã mắc viêm phế quản mạn tính, việc điều trị như thế nào sẽ được bác sĩ chỉ định tùy vào từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp và thuốc điều trị phổ biến:
Trường hợp người bệnh thường xuyên hút thuốc lá, việc từ bỏ thói quen xấu này có thể đem lại hiệu quả cải thiện sức khỏe trông thấy. Ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Một số loại thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính phổ biến bao gồm: Steroid kháng viêm làm giảm phù nề phế quản, thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm giúp khai thông đường dẫn khí, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nếu có tình trạng nhiễm trùng,...
Trường hợp người bệnh bị khó thở quá nặng, không thể tiếp nhận đủ oxy khí trời để nuôi dưỡng cơ thể. Lúc này người bệnh cần nhập viện sớm nhất để được hỗ trợ bằng oxy liệu pháp.
Người bệnh có thể tham khảo các bài tập về kỹ thuật hít thở đúng cách, thở ngực bụng và kiểm soát nhịp thở, tăng cường sức bền, tăng dung tích sống từng thùy phổi,...
Những bài tập này cần có sự hướng dẫn từ chuyên gia trước khi người bệnh tự tập tại nhà.
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm phế quản mạn tính. Mời bạn đọc truy cập cẩm nang sống khỏe của BookingCare để tìm đọc thêm những bài viết y khoa hữu ích.