Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không và khi nào cần đi khám?
Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không và khi nào cần đi khám?
Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không
Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không? - Ảnh: BookingCare

Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không và khi nào cần đi khám?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 05/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 05/11/2023
Cha mẹ luôn có thắc mắc về việc tự khỏi của bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Liệu thực tế như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Viêm tai giữa ở trẻ em liệu có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều cha mẹ. Thực tế, nhiều trường hợp có thể tự khỏi, nhưng cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng viêm tai giữa để tránh việc quá lạm dụng điều trị tại nhà và đưa trẻ đi khám kịp thời.

Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không?

Đa phần các trường hợp viêm tai giữa do virus có thể tự khỏi.

Các tổ chức nhi khoa đã khuyến nghị mạnh mẽ các loại thuốc kháng sinh chỉ dành cho một số trẻ nhất định (ví dụ: trẻ nhỏ hoặc trẻ bị bệnh nặng hơn) hoặc dành cho những trẻ bị viêm tai giữa cấp tính tái phát (ví dụ: từ 4 đợt trong 6 tháng).

Những trường hợp khác, có thể được theo dõi trong 48 đến 72 giờ và chỉ cho thuốc kháng sinh nếu không có cải thiện.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, thuốc nhỏ tai khi cần thiết, bao gồm cả trẻ sơ sinh có biểu hiện đau tai (ví dụ như kéo hoặc chà xát tai, khóc quá nhiều). Lưu ý không nên sử dụng các thuốc nhỏ tai giảm đau khi có thủng màng nhĩ.

Với viêm tai giữa ứ dịch, là viêm tai giữa không nhiễm khuẩn thường đi sau viêm tai giữa cấp vì vậy thuốc kháng sinh và thuốc co mạch thường không hữu ích. Tất nhiên nếu trẻ được xác định đang có kèm loại nhiễm trùng khác thì bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để điều trị cho con.

Hầu hết có thể khỏi trong vòng 2 - 3 tuần. Các biện pháp điều trị chủ yếu là theo dõi, chích rạch màng nhĩ hoặc đặt ống thông được thực hiện nếu tình trạng không tiến triển. Nếu tái phát ở trẻ nhỏ, đôi khi cần phẫu thuật nạo VA.

Lưu ý quan trọng rằng, dù trường hợp viêm tai giữa của con bạn có thể tự khỏi hay không vẫn cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà mà không có lời khuyên từ bác sĩ. Mặc dù viêm tai giữa có thể tự khói, nhưng bệnh hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị hiệu quả.

Khi nào nên đi khám với bác sĩ để điều trị viêm tai giữa?

Thông thường, viêm tai giữa có nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, thường đi kèm với viêm đường hô hấp trên. Các triệu chứng viêm đường hô hấp trên thường rất dễ nhận biết, vì vậy cha mẹ có thể đưa con đi khám ngay khi có những dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng điển hình có thể nhận thấy qua quan sát thông thường mà cha mẹ nên đưa con đi khám như:

  • Có chất lỏng (mủ hoặc máu) chảy ra từ tai. 
  • Trẻ bị sốt cao, nhức đầu hoặc chóng mặt (mất thăng bằng).
  • Bạn cho rằng có một vật gì đó đang mắc kẹt trong tai bạn.
  • Trẻ chậm phản ứng với âm thanh.
  • Trẻ bị đau tai dữ dội, với trẻ nhỏ thì có biểu hiện xoa hoặc dứt tai.

Tóm lại, viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi, nhưng cha mẹ cần theo dõi sát và đưa trẻ đi khám sớm khi các triệu chứng không cải thiện.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare