Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả - Ảnh: BookingCare

Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 05/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 05/11/2023
Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ, có thể do nhiều nguyên nhân. Nhiều trường hợp không cần điều trị kháng sinh, điều quan trọng là cha mẹ cần đưa con thăm khám kịp thời và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm tai giữa là bệnh lý viêm phổ biến ở trẻ em, khoảng 50% trẻ bị viêm tai giữa ít nhất 1 lần trước 2 tuổi. Vậy cha mẹ có thể làm gì để phòng ngừa bệnh này cho con? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bên dưới.

Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa xảy ra do chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ, thường là do các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus, thường đi cùng với nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bởi ống eustachian (những ống nhỏ chạy từ phía sau họng trên đến tai giữa) của trẻ ngắn hơn, nhỏ hơn và hẹp hơn. Điều này khiến mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào tai giữa và khiến ống tai bị tắc. 

Nguyên nhân gây viêm tai giữa chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, dị tật bẩm sinh hoặc dị vật ở tai có thể dẫn đến tình trạng viêm tai giữa tái phát nhiều lần, viêm tai giữa mạn tính.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ gây viêm tai giữa ở trẻ: 

  • Vấn đề với chức năng ống eustachian
  • Sặc sữa
  • Dị ứng
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Trào ngược axit dạ dày
  • Tiền sử gia đình
  • Mắc bệnh về đường hô hấp hoặc mới viêm tai gần đây

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ em có thể biểu hiện với các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ thường xuyên xoa hoặc kéo tai. Với trẻ lớn hơn trẻ có thể kêu đau tai.
  • Không phản ứng với âm thanh
  • Sốt
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Gặp vấn đề về thăng bằng
  • Khóc hoặc đau khi bú
  • Quấy khóc (khóc quá nhiều hoặc khó chịu), đặc biệt quấy khóc vào ban đêm do đau tai.
  • Chảy dịch hoặc mủ ở tai

Cách chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ

Bác sĩ thông thường sẽ soi tai để chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ. Khi soi tai, bác sĩ sẽ kiểm tra:

  • Sưng tấy
  • Đỏ
  • Chảy máu
  • Có mủ
  • Màng nhĩ phồng lên
  • Có khí hoặc chất lỏng phía sau màng nhĩ
  • Thủng màng nhĩ
viêm tai giữa cấp ở trẻ
Hình ảnh nội soi viêm tai giữa cấp ở trẻ - Ảnh: msdmanuals.com

Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng thêm các dụng cụ để đo nhĩ lượng, phản xạ hoặc thính lực khi có chỉ định.

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Đối với những trường hợp viêm tai giữa do virus, trẻ vẫn có thể khỏi bệnh mà không cần sử dụng kháng sinh. Điều trị tại nhà và dùng thuốc giảm đau thường được khuyên dùng trước khi sử dụng kháng sinh để tránh lạm dụng kháng sinh và giảm nguy cơ phản ứng bất lợi do kháng sinh. Các phương pháp điều trị cho viêm tai giữa cấp bao gồm:

Chăm sóc tại nhà

Bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị chăm sóc tại nhà sau đây để giảm đau cho trẻ:

  • Chườm ấm lên tai bị nhiễm trùng
  • Sử dụng thuốc nhỏ tai không kê đơn để giảm đau
  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp trẻ có biểu hiện rõ ràng của viêm tai giữa do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có chứa kháng sinh dạng uống và/hoặc kèm thêm thuốc kháng sinh dạng nhỏ tai.

Phẫu thuật

Nếu tình trạng viêm tai giữa của trẻ không đáp ứng với điều trị hoặc bị tái phát nhiều lần. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật:

  • Cắt amidan: Thông thường amidan bị sưng to hoặc thường xuyên bị viêm, có thể dẫn đến viêm tai giữa tái phát.
  • Đặt ống thông khí màng nhĩ: trong các trường hợp viêm tai giữa thanh dịch kéo dài hoặc tắc vòi nhĩ.

Các biến chứng điển hình của viêm tai giữa

Thông thường, viêm tai giữa hầu như được điều trị hiệu quả mà ít để lại biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị dứt điểm, viêm tai giữa có thể dẫn đến một số biến chứng dưới đây:

Giảm hoặc mất thính lực, chậm nói

Bệnh viêm tai giữa ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến mất thính lực ở trẻ. Nước nhầy, dịch ở sau màng nhĩ ảnh hưởng đến màng nhĩ và chuỗi xương dẫn âm thanh gây ra tình trạng mất thính lực tạm thời hoặc điếc vĩnh viễn.

Một khi khả năng nghe bị ảnh hưởng, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không nghe được những âm thanh từ bên ngoài khiến trẻ chậm nói, hoặc chậm phát triển trí não.

Viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm là tình trạng xuất hiện sau khi bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa cấp và mạn tính. Đối tượng dễ bị viêm tai xương chũm thường là trẻ em, người có sức đề kháng yếu và người mắc bệnh viêm tai giữa không được điều trị đúng cách.

Thủng màng nhĩ

Vi khuẩn viêm tai giữa có thể lây lan sang màng nhĩ. Màng nhĩ rách nhiều lần có thể gây thủng. Bệnh viêm tai giữa có thể tái phát nhiều lần, tạo thành những ổ mủ trong tai gây thủng màng nhĩ ở trẻ (màng nhĩ đục lỗ), hòm nhĩ ứ dịch, polyp hòm nhĩ, xơ cứng tai giữa, giảm thính lực và suy giảm chức năng của các dây thần kinh trong tai.

Viêm màng não

Viêm tai giữa gây ra các biến chứng về nội sọ như viêm não, viêm màng não. viêm màng não cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ

Phòng ngừa viêm tai giữa bắt đầu bằng việc rửa tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. Những biện pháp này giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, virus có thể dẫn đến viêm tai.

Bên cạnh đó, các cách khác để phòng ngừa viêm tai giữa bao gồm:

  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ và kể cả những người trong gia đình. Đặc biệt là tiêm phòng cúm và phế cầu.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ cho đến khi trẻ được ít nhất 6 tháng tuổi nếu có thể giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ.
  • Nếu trẻ bú bình, hãy giữ đầu bé cao hơn bụngĐiều này sẽ giúp ống eustachian của trẻ không bị tắc nghẽn.
  • Tránh khói thuốc thụ động: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sống gần khói thuốc thụ động có nguy cơ bị nhiễm trùng tai cao hơn.
  • Nếu trẻ em đã đi nhà trẻ, cha mẹ nên tìm một địa chỉ thăm khám tin cậy để theo dõi tình trạng sức khoẻ. Khi trẻ bị ốm, nên cho trẻ nghỉ ở nhà, đặc biệt là trong mùa lạnh và cúm.

Viêm tai giữa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần hiểu rõ về căn bệnh này để có cách chăm sóc phù hợp cho trẻ, tránh gặp phải các biến chứng cũng như tránh lạm dụng khánh sinh khi chưa thực sự cần thiết.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare