Xem ngay: 5 bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh
Xem ngay: 5 bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh
Các bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh
Các bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh - Ảnh: BookingCare

Xem ngay: 5 bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 26/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 29/11/2023
Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh có thể gặp phải những căn bệnh nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Phụ nữ bước sang giai đoạn mãn kinh có nhiều thay đổi lớn cả về thể chất lẫn tâm lý. Bên cạnh đó, chị em còn có khả năng cao mắc các căn bệnh ở tuổi mãn kinh khác. Phát hiện và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn chặn những rủi ro biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là 5 căn bệnh thường gặp ở phụ nữ giai đoạn tuổi mãn kinh

Bệnh tim mạch

Các bệnh về tim mạch là mối nguy hiểm đáng sợ nhất mà chị em phụ nữ phải đối mặt sau khi bước vào thời kỳ mãn kinh. 

Lý do chính là estrogen đóng vai trò giữ cho mạch máu co giãn một cách linh hoạt, giúp chúng co lại và giãn ra để phù hợp với lưu lượng máu. Một khi estrogen giảm đi, lợi ích này sẽ biến mất. 

Cùng với những thay đổi khác, chẳng hạn như huyết áp tăng cao có thể làm dày thành động mạch, trái tim của phụ nữ đột nhiên trở nên dễ bị tổn thương.

Bệnh tim và đột quỵ do bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ cũng như nam giới. Vì vậy, chị em phụ nữ tuổi mãn kinh nên tập thể dục thường xuyên, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng bình thường để có thể hạn chế rủi ro mắc phải căn bệnh này khi về già.

Loãng xương

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2017 trên Tạp chí Nghiên cứu Y học Lâm sàng cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao gấp 4 lần so với nam giới. Căn bệnh này khiến xương trở nên mỏng, yếu và dễ gãy hơn. 

Trước khi mãn kinh, xương của phụ nữ được bảo vệ bởi estrogen, nhưng vào một năm trước kỳ kinh nguyệt cuối cùng và tiếp tục trong khoảng ba năm sau đó, xương của phụ nữ bị loãng đi nhanh chóng. 

Để giữ cho xương chắc khỏe, chị em nên thực hiện các bài tập chịu sức nặng, chẳng hạn như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ trong khả năng của mình, vì chúng cho phép xương khớp hoạt động linh hoạt chống lại trọng lực để khỏe hơn.

Tăng cân mất kiểm soát

Một trong những bệnh phổ biến ở nữ giới khi đến thời kỳ mãn kinh là béo phì. Do quá trình lão hóa tự nhiên, nhiều phụ nữ tăng cân trong thời kỳ mãn kinh. Điều này là do quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn.

Một nguy cơ khác mà phụ nữ mãn kinh thường gặp là bệnh tiểu đường, do thiếu hụt estrogen dẫn đến tình trạng kháng insulin, tăng tích tụ mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, lười vận động và ăn nhiều thực phẩm giàu calo làm tăng nguy cơ béo phì. Nguy cơ tiền tiểu đường tăng theo khi bị thừa cân hoặc béo phì. Do đó, phụ nữ mãn kinh nên cắt giảm lượng calo hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng và dành thời gian tập thể dục để duy trì cân nặng.

Thời kỳ mãn kinh cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa - một nhóm tình trạng sức khỏe, bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mỡ bụng dư thừa và mức cholesterol bất thường , làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường type 2

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Sau khi mãn kinh, nồng độ estrogen giảm có thể khiến mô âm đạo trở nên mỏng và khô hơn. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn, cuối cùng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mặc dù nguy cơ mắc UTI ở phụ nữ phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân, chẳng hạn như sức khỏe tổng thể, nhưng tỷ lệ mắc UTI thường tăng theo độ tuổi. Ở phụ nữ trên 65 tuổi, tỷ lệ này xấp xỉ gấp đôi so với phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Theo một bài báo đánh giá xuất bản vào tháng 5 năm 2019 trên tạp chí Những tiến bộ trị liệu trong tiết niệu, cũng cho thấy gần 10% phụ nữ sau mãn kinh cho biết đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu từ những năm trước.

Tiểu không tự chủ

Khi các mô của âm đạo và niệu đạo mất đi tính đàn hồi, phụ nữ có thể cảm thấy buồn tiểu thường xuyên, đột ngột, mạnh mẽ, sau đó là mất nước tiểu không chủ ý (không tự chủ được) hoặc mất nước tiểu khi ho, cười hoặc hoạt động thể chất, đôi khi tiểu không tự chủ cũng có thể do căng thẳng.

Tăng cường cơ sàn chậu bằng các bài tập Kegel và sử dụng estrogen bôi ngoài âm đạo có thể giúp giảm các triệu chứng tiểu không tự chủ. Liệu pháp hormone cũng có thể là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho những thay đổi về đường tiết niệu và âm đạo ở thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến tiểu không tự chủ.

Trên đây là 5 căn bệnh phổ biến hay gặp nhất ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Chị em bước sang giai đoạn này cần theo dõi và chăm sóc sức khỏe cẩn thận để có thể giảm thiểu rủi ro mắc các biến chứng nguy hiểm khác.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết