Xem ngay: Các phương pháp điều trị bệnh áp xe vú
Xem ngay: Các phương pháp điều trị bệnh áp xe vú
Điều trị bệnh áp xe vú
Điều trị bệnh áp xe vú - Ảnh: BookingCare

Xem ngay: Các phương pháp điều trị bệnh áp xe vú

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 22/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 22/11/2023
Bệnh áp xe vú có thể điều trị bằng cách nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh áp xe vú, nhiều chị em cảm thấy hoang mang, lo lắng vì e ngại những ảnh hưởng của bệnh cũng như các rủi ro biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, áp xe vú có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu chị em chăm sóc sức khỏe cẩn thận và tuân thủ điều trị đúng cách.

Áp xe vú được điều trị bằng cách nào?

Các phương pháp giúp giảm đau

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm cơn đau do áp xe vú gây ra.
  • Áp dụng nhiệt: Chườm mát lên vùng da bị tổn thương có thể giúp giảm cơn đau và sưng tại vùng vú. Chị em có thể sử dụng túi nhiệt, chai nước lạnh để áp dụng lên vùng vú.
  • Massage vùng vú: Massage nhẹ nhàng vùng vú có thể giúp giảm cơn đau và tăng cường tuần hoàn máu.

Điều trị viêm

Bằng thuốc kháng sinh

Kháng sinh có tác dụng chữa trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng tổng quát do vi khuẩn và áp xe ở vú đặc biệt. Đối với những trường hợp phát hiện bệnh áp xe vú sớm ở giai đoạn đầu, thường chỉ cần điều trị bằng kháng sinh mà không cần phẫu thuật can thiệp.

Ngoại khoa

Điều trị ổ áp xe vú bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh và kết hợp các thủ thuật

  • Chọc hút mủ:

ổ áp xe nhỏ hơn 3cm có thể chỉ cần chọc hút dịch. Ổ lớn hơn đặt ống dẫn lưu, dẫn dịch ra khỏi vùng bị viêm. Đầu tiên bác sỹ gây tê tại chỗ để người bệnh không cảm thấy đau đớn khi thực hiện thủ thuật.

Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ mủ viêm ở các áp xe vú bằng cách tạo một vết rạch nhỏ và dẫn dịch mủ ra ngoài.

Thủ thuật cần thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm và rút mủ làm kháng sinh đồ.

  • Rạch dẫn lưu: 

Nếu triệu chứng xấu đi dù đã điều trị bằng kháng sinh và chọc hút dịch , hay ổ áp xe không giảm kích thước, hay da vùng viêm hoại tử. Bác sĩ sẽ rạch một đường theo đường cong Langer dẫn lưu bằng ống cao su phẳng, nhỏ hoặc gạc

Với cả hai phương án điều trị, người bệnh có thể trở về nhà ngay sau khi điều trị. 

Quá trình phục hồi sau một áp xe vú có thể mất vài ngày hoặc kéo dài đến 3 tuần. Thời gian này phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng ban đầu và xem liệu áp xe có tái phát hay không.

Áp xe vú khi không cho con bú cần phải sinh thiết để loại trừ ung thư viêm.

Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh áp xe vú tại nhà

Những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và hồi phục, chị em cần lưu ý những vấn đề sau để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Giữ lối sống lành mạnh: Bên cạnh việc nghỉ ngơi, chị em cần uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất trong quá trình điều trị
  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: thường xuyên vệ sinh cá nhân, giữ cơ thể luôn sạch sẽ, nhất là vùng vú.
  • Ngưng cho con bú: Nếu bị áp xe vú trong thời kỳ đang cho con bú, chị em hãy luôn vệ sinh sạch sẽ vùng vú, vắt sữa bỏ đi. Dừng chị em nên dừng việc cho con bú bên vú bị bệnh cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn.

Áp xe vú không chỉ gây đau đớn cho người bệnh, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, chị em cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết