Bệnh viêm phế quản thường xuất hiện với triệu chứng ho dai dẳng. Nhiều người chủ quan không điều trị ngay, dẫn đến trường hợp mắc các biến chứng nguy hiểm, phức tạp. Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu của viêm phế quản, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản
Tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của từng người mà các bác sĩ sẽ đề xuất những phương án điều trị thích hợp.
Đối với các trường hợp mắc bệnh viêm phế quản mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc, điều trị bệnh tại nhà bằng cách kết hợp nghỉ ngơi và dùng thuốc kê đơn.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bao gồm:
- Thuốc kháng virus: Nếu bệnh viêm phế quản là do cúm gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, như Tamiflu, Relenza và Rapivab. Nếu người bệnh bắt đầu dùng thuốc kháng virus sớm ngay sau khi phát hiện các triệu chứng, thời gian điều trị sẽ được rút ngắn.
- Thuốc giãn phế quản: sử dụng trong trường hợp người bệnh khó thở.
- Thuốc giảm ho: Thuốc giảm ho không kê đơn hoặc theo toa có thể giúp giảm cơn ho dai dẳng. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm: dextromethorphan (Robitussin, DayQuil, PediaCare) và benzonatate (Tessalon Perles, Zonatuss).
- Thuốc kháng sinh: trường hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh thường rất ít. Trừ khi người bệnh được xác định là mắc bệnh do nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm ở giai đoạn sau biểu hiện ho đờm mủ, đục, vàng và bắt buộc phải dùng đến thuốc kháng sinh để điều trị.
- Đối với viêm phế quản mạn tính: các thuốc được sử dụng như kháng sinh khi có bội nhiễm, corticoid, giãn phế quản, thuốc long đờm, tập phục hồi chức năng hô hấp như tập thở, tập ho hữu hiệu…..các thăm dò chức năng hô hấp để phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD) để điều trị sớm, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
- Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Nếu người bệnh bị COPD hoặc hen phế quản, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc bổ sung hoặc phương pháp điều trị hô hấp cho bệnh viêm phế quản mãn tính.
Đa số các trường hợp mắc bệnh viêm phế quản đều có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu gặp phải một trong số những dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để được chẩn đoán và hỗ trợ kịp thời:
- Cơn ho không giảm sau 10 ngày điều trị
- Sốt cao
- Mệt mỏi, suy nhược
- Đau tức ngực, khó thở
- Ho khạc đờm nhiều, đờm đục, vàng, xanh..
- ...
Biến chứng của bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản ban đầu, viêm phế quản cấp đa số tự khỏi và ít gây biến chứng, tuy nhiên nhiều trường hợp không được chẩn đoán và điều trị phù hợp kịp thời bệnh có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh viêm phế quản có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh phát hiện và điều trị bệnh sớm. Ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.