Xem ngay: Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư vú
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư vú
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư vú - Ảnh: BookingCare

Xem ngay: Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư vú

Tác giả: - Xuất bản: 22/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 29/11/2023
Bệnh ung thư vú có thể được phát hiện và chẩn đoán chính xác qua những phương pháp nào? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm và phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường đặc biệt là ở vùng ngực, chị em cần thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư vú

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe tổng thể của chị em mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp chẩn đoán phù hợp mà vẫn đảm bảo kết quả chính xác nhất. 

Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư vú:

Khám lâm sàng

Đây là bước khám cơ bản đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình khám tầm soát ung thư vú.

Bác sĩ sẽ thu thập thông tin chi tiết của người bệnh về các vấn đề như: tuổi tác, tình trạng sức khỏe, hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt, triệu chứng hiện tại và tiền sử bệnh cá nhân hoặc gia đình để đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó mới tiến hành các hình thức xét nghiệm chuyên sâu khác để phân tích và đánh giá mức độ bệnh.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu không phải là phương pháp chẩn đoán chính xác để phát hiện bệnh ung thư vú. Trên lâm sàng, xét nghiệm máu thường được sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị và đánh giá sự tái phát của ung thư vú. Một số xét nghiệm máu có thể được sử dụng bao gồm:

  • Xét nghiệm CA 15-3: là một chất chỉ điểm ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Do trong những trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm, chất này tăng với lượng rất ít. Do đó, xét nghiệm này thường được sử dụng để theo dõi điều trị ung thư vú, ít được sử dụng để sàng lọc ung thư vú giai đoạn đầu. Xét nghiệm CEA: đây là chỉ số  áp dụng cho nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú. Tuy nhiên, nó cũng không phải là chỉ số chẩn đoán duy nhất và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Siêu âm vú

Siêu âm vú là phương pháp sử dụng sóng âm năng lượng cao để kiểm tra các mô và cơ quan trong cơ thể. Nó giúp bác sĩ phát hiện các bất thường trong vú và phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm. 

Siêu âm vú là một phương pháp an toàn và không xâm lấn để phát hiện ung thư vú. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác như chụp X-quang hoặc MRI để có kết quả chính xác hơn.

Chụp nhũ ảnh (Chụp X-quang tuyến vú)

Chụp nhũ ảnh hay còn được gọi là chụp X-quang tuyến vú, là phương pháp dùng tia X để ghi lại hình ảnh tuyến vú, với mục đích phát hiện sớm các bất thường nghi ngờ và bệnh ung thư vú.

Với độ nhạy cao đến 70% và giá thành hợp lý, cho đến hiện tại, chụp nhũ ảnh được xem là phương pháp tầm soát ung thư vú hiệu quả nhất.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) được sử dụng để chẩn đoán ung thư vú bằng cách tạo ra hình ảnh chi tiết của vùng ngực. Trước khi chụp, người bệnh có thể được tiêm một loại chất đối quang để làm rõ hình ảnh vùng ngực và giúp các cấu trúc nổi bật hơn trong ảnh.

Máy MRI sẽ tạo ra các hình ảnh chi tiết của vùng ngực bằng cách sử dụng từ cộng hưởng từ và mạng từ tích hợp.

Chụp MRI là một phương pháp chẩn đoán hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và đánh giá ung thư vú. Thông tin từ kết quả chụp MRI sẽ giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Sinh thiết vú

Có hai phương pháp sinh thiết vú chính được sử dụng đó là kim sinh thiết và sinh thiết tế bào.

  • Sinh thiết lõi kim

Trong phương pháp này, dưới hướng dẫn của siêu âm Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị lấy mẫu bằng kim lõi đưa vào vị trí tổn thương, lấy một vài mẫu mô từ khối tổn thương. Những mẫu mô này sẽ được Bác sĩ đánh giá và đưa ra kết quả giải phẫu bệnh. 

  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ hay FNA

Bác sĩ sẽ sử dụng một kim nhỏ, dưới hướng dẫn của siêu âm đưa vào vị trí khối u, từ đó lấy ra những tế bào trong khối u. Những tế bào này sẽ được Bác sĩ đánh giá nhận định tính chất của tế bào, xem chúng lành tính hay có nghi ngờ ác tính không. Phương pháp này thường có chi phí cao nhưng độ chính xác gần như tuyệt đối.

Trên đây là một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư vú phổ biến nhất. Phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời là yếu tố quan trọng giúp chị em ngăn ngừa những trường hợp rủi ro và biến chứng nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết