Lao phổi là một trong những căn bệnh hô hấp nguy hiểm cướp đi hàng triệu mạng sống mỗi năm. Nhận biết dấu hiệu bệnh lao phổi là yếu tố quan trọng giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Vi khuẩn lao xâm nhập và phát triển bên trong cơ thể người, đặc biệt là ở phổi, gây ra tình trạng phổi bị nhiễm lao. Nhiễm lao phát triển qua 3 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, các biểu hiện của bệnh là không giống nhau:
Đây là giai đoạn ban đầu khi cơ thể người bệnh mới tiếp xúc với vi khuẩn lao. Các vi khuẩn lao xâm nhập vào đường dẫn khí và kích thước hạt chứa vi khuẩn lao phải đủ nhỏ để lắng đọng tại phế nang người bệnh.
Tuy nhiên, không phải chỉ tiếp xúc một lần là đã nhiễm bệnh, số lượng tế bào vi khuẩn phải đủ lớn mới phát triển được tại bề mặt phế nang. Lúc này, kết quả xét nghiệm có thể chưa bị dương tính, chụp X-quang phổi chưa có bất kỳ dấu hiệu bất thường và trên lâm sàng cũng không phát hiện bất kỳ triệu chứng cụ thể nào.
Nguyên nhân là do các tế bào của hệ thống miễn dịch phát hiện và ngăn chặn vi khuẩn lao phát triển. Hệ thống miễn dịch có thể tiêu diệt hoàn toàn những vi trùng lao này. Tuy nhiên, nếu số lượng vi khuẩn lao đủ lớn thì vi khuẩn lao vẫn có thể sống sót, tồn tại và nhân lên.
Hầu hết mọi người không có triệu chứng và không lây lan vi khuẩn lao trong thời gian nhiễm trùng tiên phát. Một số người có thể có các triệu chứng giống cúm, chẳng hạn như:
Bệnh lao tiềm ẩn là giai đoạn tiếp diễn của bệnh lao nguyên phát. Lúc này, cơ thể đã phát hiện ra điều bất thường khi vi khuẩn lao tấn công mạnh hơn, từ đó kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh này.
Vi khuẩn lao sẽ không thể gây ra tác động xấu đến sức khỏe và không có triệu chứng bệnh. Cán cân giữa sức đề kháng của cơ thể và độc tính của vi khuẩn lao sẽ quyết định quá trình nhiễm lao sẽ ngủ yên hoặc trở thành hoạt động cấp tính. Tuy nhiên, những vi khuẩn lao này vẫn tồn tại có thể là đến suốt cuộc đời mặc dù không có biểu hiện bệnh nào.
Giai đoạn này người bệnh chưa lây lan vi khuẩn lao giống như giai đoan nhiễm nguyên phát.
Bệnh lao tiềm ẩn có thể trở thành bệnh lao hoạt động bất cứ lúc nào. Nguyên nhân thường là do sức đề kháng của bệnh nhân suy giảm, không còn khả năng chống lại vi khuẩn lao.
Những người dễ bị tình trạng này gồm trẻ em, người già, người mắc HIV/AIDS, và những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Điều trị sớm sẽ tăng cơ hội chữa khỏi bệnh và giảm nguy cơ lao trở thành lao đa kháng thuốc. Một số yếu tố nguy cơ khác làm giảm sức đề kháng của cơ thể nhưng ở mức độ thấp hơn là: đái tháo đường không kiểm soát, phẫu thuật cắt dạ dày, bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ.
Bệnh lao hoạt động cũng có thể xảy ra ngay sau giai đoạn bệnh lao nguyên phát nếu sức đề kháng của cơ thể không thể chống lại được độc tính của vi khuẩn lao nhưng thường mất khá nhiều thời gian mới biểu hiện bệnh ra bên ngoài.
Các triệu chứng của bệnh lao hoạt động ở phổi thường bắt đầu dần dần và trầm trọng hơn sau vài tuần. Chúng có thể bao gồm:
Lao phổi ở trẻ em cũng có những biểu hiện khác nhau tuy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu con nhỏ có những biểu hiện bệnh sau đây:
Các triệu chứng bệnh tương tự như người lên đã nêu ở phần trên.
Trẻ thường bị ho khò khè dai dẳng, đôi khi kèm theo sốt và sụt cân
Trẻ không phát triển hoặc tăng cân như mong đợi. Em bé có thể có các triệu chứng do phù não, bao gồm:
Bệnh lao phổi phát hiện càng sớm, khả năng chữa khỏi và không để lại biến chứng càng cao. Ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.