Xem ngay: Những dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ bị dọa sảy thai
Xem ngay: Những dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ bị dọa sảy thai
Dấu hiệu dọa sảy thai
Dấu hiệu dọa sảy thai - Ảnh: BookingCare

Xem ngay: Những dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ bị dọa sảy thai

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 13/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 13/11/2023
Dọa sảy thai là tình trạng khá phổ biến gặp ở nhiều chị em phụ nữ mang bầu. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu của dọa sảy thai trong bài viết dưới đây.

Dọa sảy thai và sảy thai tuy có những biểu hiện khá tương đồng nhưng mức độ của các triệu chứng cũng như tính chất nguy hiểm của dọa sảy thai thường nhẹ hơn sảy thai. Khoảng 60% trong tổng số các trường hợp chị em bị dọa sảy thai, thai nhi vẫn khỏe mạnh và chào đời an toàn.

Dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ bị dọa sảy thai

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, chị em không nên quá lo lắng mà cần đi khám ngay để được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở phụ nữ bị dọa sảy thai:

Đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai và cũng là dấu hiệu bất thường mà chị em dễ cảm nhận nhất. Thai phụ sẽ thấy đau, đau từng cơn ở phần bụng dưới, đau chằn bụng dưới, nhiều thai phụ có cảm giác đau lưng nhiều hơn đau bụng.  

Nếu các cơn đau không giảm, đau liên tục và dữ dội hơn thì chị em không được chần chừ mà phải đi khám ngay lập tức.

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo là tình trạng phổ biến xảy ra ở hầu hết các trường hợp dọa sảy thai. Chị em thường bị chảy máu âm đạo trong thời gian 20 tuần đầu của thai kỳ.

Biểu hiện của xuất huyết âm đạo là ra máu hoặc có dịch màu hồng nhạt. Màu sắc của máu có thể biến đổi từ đỏ sang hồng nhạt đến nâu thẫm tùy thuộc vào từng trạng thái nặng hay nhẹ.Máu đỏ tươi là máu đang chảy, tức tình trạng dọa sảy thai đang diễn ra ở giai đoạn cấp tính, máu nâu, sẫm, máu đen là máu cũ tức tình trạng dọa sảy thai đã diễn ra được một thời gian và hiện đang ổn định dần. 

Có nhiều trường hợp thai phụ bị dọa sảy thai nhưng lại không ra máu mà chỉ phát hiện qua siêu âm. Nguyên nhân là do bong rau kín và không thoát ra ngoài nên không xuất hiện máu. Chính vì thế, khám thai định kỳ là việc làm cần thiết, chị em cần chủ động theo dõi sức khỏe và bảo vệ bản thân cũng như con của mình, đừng để đến khi thấy xuất hiện biểu hiện bất thường mới đi khám.

Đau buốt khi đi tiểu

Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu là biểu hiện cho thấy chị em đang gặp vấn đề về bàng quang và đường tiết niệu. Mẹ bầu cần đi khám để điều trị kịp thời vì viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy cơ cao dẫn đến dọa sảy ở những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Các biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ dọa sảy thai

Rất khó để dự đoán dọa sảy thai xảy ra ở đối tượng nào vì chúng có thể xuất hiện ở bất kì ai mà không hề báo trước.

Dưới đây là một số lưu ý dành cho chị em đang mang bầu hoặc có ý định mang bầu giúp giảm thiểu nguy cơ bị dọa sảy thai:

  • Chị em nên cùng chồng đi khám tiền hôn nhân trước khi có ý định mang thai. Điều này giúp kiểm tra sức khỏe sinh sản toàn diện đồng thời loại trừ những nguy cơ gặp phải các vấn đề bất thường khi có thai.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cả mẹ và bé.
  • Bỏ ngay các thói quen xấu như: hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích độc hại.
  • Duy trì cân nặng hợp lý trước và trong khi mang thai.
  • Tuyệt đối không được dùng bừa bãi các loại thuốc như thuốc kháng sinh, các loại thuốc chống viêm, vì chúng có thể có nhiều thành phần có thể gây dị tật thai nhi.
  • Chủ động điều trị các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tuyến giáp hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa trước khi mang thai để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Nếu bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể thì trước khi mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có đủ điều kiện mang thai hay không vì nhiều bệnh di truyền sang con cái sẽ khó có thể giữ lại thai nhi.

Có đến 40% trường hợp phụ nữ bị dọa sảy thai không thể giữ lại được thai nhi. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng khác thường, chị em không được chủ quan mà phải đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết