Xem ngay: Quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa và các bước chăm sóc da tại nhà
Quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa
Quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa - Ảnh: BookingCare

Xem ngay: Quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa và các bước chăm sóc da tại nhà

Tác giả: - Xuất bản: 20/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 20/12/2023
Lấy nhân mụn chuẩn y khoa bao gồm các bước và phương pháp như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Trường hợp chị em gặp tình trạng da nổi mụn quá nhiều, mụn mức độ nặng hoặc có nhiều mụn viêm, cách điều trị tốt nhất là đến các trung tâm thăm khám da liễu để được chẩn đoán và điều trị an toàn, hiệu quả. Một trong những bước điều trị mụn phổ biến nhất đó là lấy nhân mụn.

Lấy nhân mụn là gì?

Lấy nhân mụn hay còn được gọi là nặn mụn, là biện pháp cơ học sử dụng lực tay cùng các dụng cụ hỗ trợ như tăm bông, kim nhọn, cây nặn mụn,... để loại bỏ nhân mụn đã chín.

Lấy nhân mụn chỉ được áp dụng cho một số loại mụn như: 

  • Mụn đầu đen
  • mụn ẩn dưới da/ mụn đầu trắng (đã gom cồi )
  • Mụn trứng cá  mụn viêm, mụn mủ đã gom cồi (nhân mụn đã chín)
  • Mụn cám li ti 
  • Không nặn mụn viêm, mụn mủ (chưa  gôm còi vì điều này có thể gây viêm nhiễm và lan rộng tình trạng mụn.

Quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa

Theo bác sĩ da liễu, bạn chỉ nên lấy nhân mụn nếu đảm bảo 3 nguyên tắc sau: 

  1. Lấy đúng loại mụn: mụn không viêm, không đau nhức, nhân mụn đã “chín”, được gom cồi.
  2. Nặn mụn đúng cách: Nhân viên y tế  tay nghề cao sẽ thực hiện nặn mụn đúng kỹ thuật giúp loại bỏ nhân mụn nhẹ nhàng, hạn chế tổn thương da.
  3. Quy trình lấy mụn chuẩn y khoa: Đảm bảo các nguyên tắc an toàn về mặt y khoa, tránh nhiễm trùng.

Bạn không nên nặn mụn khi mụn đang sưng viêm để tránh nguy hiểm. Việc tự nặn mụn tại nhà hoặc đến các spa không đảm bảo vệ sinh và không tuân thủ đúng quy trình có thể gây hại đến da của bạn.

Dưới đây là một số bước cơ bản không thể thiếu trong quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa mà chị em cần biết: 

  • Thăm khám tình trạng da với bác sĩ chuyên khoa. Sau đó mới quyết định có thực hiện nặn mụn luôn hay không.
  • Làm sạch da mặt
  • Xông hơi để mở lỗ chân lông
  • Sát khuẩn trước khi lấy nhân mụn 
  • Lấy nhân mụn chuẩn y khoa
  • Sát khuẩn sau khi lấy mụn 
  • Làm dịu da sau khi lấy nhân mụn
  • Chiếu ánh sáng sinh học (theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết)
  • Điện di tinh chất giúp phục hồi da (theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết)
  • Đắp mặt chống viêm và giảm mụn
  • Bôi sản phẩm đặc trị giúp bảo vệ da sau lấy nhân mụn
  • Hướng dẫn người bệnh chăm sóc da và tự điều trị tại nhà

Các bước chăm sóc da tại nhà sau khi lấy nhân mụn

Một tuần đầu tiên sau khi lấy nhân mụn là khoảng thời gian quan trọng quyết định kết quả phục hồi của làn da. Chị em cần đặc biệt lưu ý những bước chăm sóc da theo từng mốc thời gian để da được cải thiện tốt nhất.

Ngày đầu tiên sau nặn mụn

Trong vòng 48 giờ sau khi nặn mụn, tức là khoảng 1 - 2 ngày, chị em không nên sử dụng bất kì một loại mỹ phẩm nào, kể cả nước tẩy trang, sữa rửa mặt hay toner. Bởi lúc này da đang bị tổn thương và rất dễ nhạy cảm, những hóa chất không phù hợp có thể khiến da viêm nhiễm.

Chị em nên sử dụng nước muối sinh lý loãng để rửa sạch mặt và dùng xịt khoáng để cấp ẩm nhẹ nhàng.

Sau nặn mụn 2 - 3 ngày

Chị em chỉ nên skincare trở lại khi những vết mụn được lấy nhân đã khô và se lại. Vào ngày thứ 2, tốt nhất là chị em chỉ nên chăm sóc da cơ bản, các sản phẩm skincare cần được thông qua bởi sự tư vấn của bác sĩ.

  • Rửa mặt nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo da sạch sẽ
  • Toner dưỡng ẩm
  • Xịt khoáng

Ngày thứ 3, khi các nốt mụn đã khô hoàn toàn. Lúc này chị em có thể chăm sóc da bằng các mỹ phẩm nhẹ nhàng có tính dưỡng nhiều hơn là điều trị và tuyệt đối không sử dụng các hoạt chất mạnh. Các bước skincare đơn giản bao gồm:

  • Tẩy trang dịu nhẹ
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt không chứa BHA
  • Dùng toner cân bằng độ PH
  • Sử dụng Lotion hoặc Serum phục hồi
  • Dùng kem dưỡng mỏng nhẹ để khóa ẩm
  • Thoa kem chống nắng (vào buổi sáng)

Sau nặn mụn 4 - 7 ngày

Đây là khoảng thời gian da đã có sự phục hồi đáng kể từ sau khi nặn mụn. Chị em có thể thực hiện các bước chăm sóc da đầy đủ các bước như bình thường.

Một lưu ý quan trọng hơn nữa đó là sau 2 tuần nặn mụn, chị em không nên để da tiếp xúc với các phương pháp điều trị như laser, filler, botox,... để tránh các biến chứng xấu không mong muốn sẽ xảy ra.

Bên cạnh những bước chăm sóc da đúng cách, chị em cần lưu ý những điều nên làm và không nên làm sau nặn mụn để có kết quả điều trị hiệu quả nhất. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, mụn tái phát, sẹo thâm, sẹo rỗ,...

Lấy nhân mụn chỉ là một phần trong lộ trình điều trị mụn, chị em tuyệt đối không được lạm dụng hình thức này để loại bỏ nhân mụn thường xuyên.

Da cần được nghỉ ngơi, chăm sóc và hồi phục từ từ. Nếu tình trạng da sau nặn mụn không có cải thiện tốt mặc dù đã tuân thủ hướng dẫn chăm sóc, chị em cần tái khám để được tư vấn và thay đổi pháp đồ điều trị khi cần thiết.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết