Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và một số lưu ý khi thực hiện
Các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và lưu ý khi thực hiện - Ảnh: BookingCare
Các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và lưu ý khi thực hiện - Ảnh: BookingCare

Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và một số lưu ý khi thực hiện

Tác giả: - Xuất bản: 16/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 24/10/2023
Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là biện pháp cần thiết để đánh giá tình trạng đường huyết ,và phát hiện sớm tình trạng bệnh lí cho cả mẹ và thai nhi

Để phát hiện bản thân có mắc tiểu đường khi đang mang thai hay không, mẹ bầu cần phải thực hiện các biện pháp xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Sau đây là thông tin về các phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ và một số lưu ý khi thực hiện.  

Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ

Các phương pháp chẩn đoán tiểu đường thai kỳ phổ biến thường được thực hiện bao gồm:

Xét nghiệm 1 bước: 

Nghiệm pháp dung nạp glucose với 75g glucose sau 2 giờ ở tuần thai 24 – 28 đối với những thai phụ chưa từng được chẩn đoán đái tháo đường trước đó. Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống nên được thực hiện vào buổi sáng sau khi bệnh nhân đã nhịn ăn qua đêm ít nhất 8 giờ. Bệnh nhân sẽ được lấy máu ở 3 thời điểm: lúc đói, sau khi uống 75g glucose 1 giờ và sau 2 giờ. Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán nếu có 2 kết quả dương tính trở lên:

  • Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
  • Sau thời điểm 1 giờ ≥> 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
  • Ở thời điểm 2 giờ >≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Xét nghiệm 2 bước:

  • Bước 1: Nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống tải glucose 50g (glucose loading test: GLT)

 Thực hiện uống 50 gam glucose (ở thời điểm bất kỳ, không càn nhịn đói), đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những sản phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.

  • Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp 100g glucose đường uống (100-g OGTT): 

Nghiệm pháp phải được thực hiện khi bệnh nhân đang đói: Bệnh nhân nhịn đói, sau đó uống 100 gam glucose được pha trong 250ml - 300ml nước, đo glucose huyết lúc đói vào tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, sau khi uống glucose.

Người bệnh sẽ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi có ít nhất 2 trong 4 giá trị mức glucose huyết tương bằng hoặc vượt quá các ngưỡng sau đây:

Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ theo phương pháp hai bước - Ảnh:VNTime
Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ theo phương pháp hai bước - Ảnh:VNTime

Ngoài những phương pháp chẩn đoán ở trên, có thể sẽ cần thực hiện tổng phân tích nước tiểu để kiểm tra các chỉ số bao gồm chỉ số glucose, chỉ số ketone,... để hỗ trợ quá trình chẩn đoán tiểu đường cũng như các bệnh lý khác trong quá trình mang thai.

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Để đảm bảo quá trình thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ diễn ra suôn sẻ và có kết quả chính xác nhất, mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau trước khi tiến hành thực hiện xét nghiệm:

  • Thời gian thực hiện xét nghiệm thường được tiến hành vào buổi sáng, nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước đó, nhất là với phương pháp xét nghiệm 1 bước
  • Cần lưu ý hạn chế ăn đồ ngọt hoặc uống nước ngọt trong thời gian xét nghiệm đường huyết thai kỳ
  • Mẹ bầu nên thông báo cho nhân viên y tế về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc đường huyết hoặc Insulin
  • Tuân thủ đúng lịch trình xét nghiệm mà bác sĩ đã đề xuất. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán bệnh

Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết, đặc biệt với những thai phụ có nguy mắc đái tháo đường thai kỳ (thừa cân, béo phì, từng mắc tiểu đường hoặc đái tháo đường thai kỳ trước đó,..). Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ với những đối tượng trên để kịp thời có biện pháp phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết