Xét nghiệm Ferritin là phương pháp chẩn đoán quan trọng để đánh giá hàm lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Tìm hiểu ý nghĩa ferritin, lịch trình xét nghiệm, cách đọc kết quả và hướng dẫn sau khi nhận kết quả xét nghiệm trong bài viết.
Xét nghiệm Ferritin được sử dụng để đo lượng Ferritin trong máu. Ferritin là một loại protein trong máu có nhiệm vụ lưu và dự trữ hàm lượng sắt cung cấp cho các cơ quan, mô của cơ thể. Đơn giản hơn, xét nghiệm Ferritin cho biết hàm lượng sắt đang dự trữ trong cơ thể của người xét nghiệm là bao nhiêu.
Xét nghiệm định lượng ferritin được thực hiện để đo lượng ferritin có trong máu, từ đó đánh giá tổng lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Khi cơ thể sử dụng sắt dự trữ, một lượng nhỏ ferritin di chuyển từ tế bào vào máu.
Mức độ ferritin giảm hoặc tăng cảnh báo các vấn đề sức khỏe liên quan đến chức năng tuần hoàn máu. Việc thực hiện xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và xây dựng phương pháp điều chỉnh lượng ferritin cho phù hợp.
Xét nghiệm Ferritin thường được khuyến nghị cho các trường hợp sau
Chỉ số Ferritin bình thường có sự chênh lệch theo độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe và quy chuẩn tại đơn vị xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ferritin thường được đo bằng đơn vị ng/ml hoặc µg/l.
Thông thường, hàm lượng Ferritin bình thường trong máu được quy định ở mức:
Kết quả xét nghiệm được so sánh với mức tiêu chuẩn theo độ tuổi, dựa vào đó có thể chia làm 3 trường hợp:
Khi nhận được kết quả xét nghiệm Ferritin, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Dựa trên kết quả và những thông tin khác về sức khỏe người bệnh, bác sĩ có thể đưa ra các khuyến nghị và điều chỉnh cụ thể như:
Xét nghiệm ferritin là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ sắt dự trữ trong cơ thể. Ý nghĩa của chỉ số Ferritin giúp người bệnh và bác sĩ nắm bắt tình trạng sức khỏe và thực hiện quá trình điều trị phù hợp.