Ý nghĩa xét nghiệm Beta hCG trong việc tầm soát ung thư

Tác giả: - Xuất bản: 13/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 20/11/2023
xet-nghiem-beta-hcg-tam-soat-ung-thu
Xét nghiệm Beta hCG ngoài chẩn đoán mang thai còn có ý nghĩa quan trọng trong sàng lọc và phát hiện ung thư - ảnh: BookingCare
Xét nghiệm hCG (hay xét nghiệm Beta hCG) không chỉ có khả năng chẩn đoán mang thai mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tầm soát và sàng lọc ung thư ở cả nam và nữ. Tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết.

Xét nghiệm Beta hCG là một công cụ quan trọng trong việc sàng lọc, theo dõi và phát hiện các loại ung thư. Kết quả xét nghiệm có thể cung cấp thông tin liên quan đến tiến triển của khối u nhằm đưa ra những đánh giá cụ thể về tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Xét nghiệm Beta hCG tầm soát ung thư là gì?

Beta hCG là chất được sinh ra từ nhau thai hoặc từ các khối u của lá nuôi phôi, u tế bào mầm.Xét nghiệm Beta hCG là xét nghiệm đo lường mức độ của hormone Beta hCG trong máu hoặc nước tiểu, xét nghiệm giúp chẩn đoán mang thai ở phụ nữ từ rất sớm.

Ngoài ra xét nghiệm này còn có thể chẩn đoán một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tinh hoàn và ung thư buồng trứng. Xét nghiệm hCG thường được sử dụng kết hợp với xét nghiệm AFP và LDH có thể làm căn cứ chẩn đoán một số các bệnh liên quan như xơ gan, loét tá tràng, bệnh viêm ruột, bệnh phổi, dạ dày.

Dấu hiệu cần thực hiện xét nghiệm Beta hCG tầm soát ung thư

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm hCG khi có các dấu hiệu nghi ngờ người khám bệnh có các biểu hiện liên quan đến ung thư như:

Đối với phụ nữ

  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Mệt mỏi do thiếu máu
  • Bụng dưới căng trướng, vòng bụng to nhanh hơn so với thai kỳ bình thường
  • Tiền sản giật sớm trong thai kỳ
  • Buồn nôn nặng hơn so với thai kỳ bình thường
  • Thử thai bằng que thử hCG dương tính nhưng siêu âm âm tính
  • Tử cung to ra sau khi mang thai

Đối với nam giới

Beta hCG là hormone sản sinh chủ yếu từ nhau thai ở nữ giới do đó nồng độ hormone này ở nam giới rất thấp. Trong trường hợp phát hiện chỉ số hCG bất thường , nam giới cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để có đánh giá cụ thể nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, nếu xuất hiện các dấu hiệu khối u ở một trong hai tinh hoàn, nam giới cần thực hiện xét nghiệm hCG sàng lọc nguy cơ mắc bệnh.

Chỉ số xét nghiệm hCG bình thường

Theo một số quy chuẩn thường được áp dụng, mức chỉ số xét nghiệm hCG bình thường được quy định như sau:

  • Đối với nam giới: mức dưới 2 IU/L.
  • Đối với nữ giới: nồng độ hCG huyết thanh ở phụ nữ khỏe mạnh:
    Phụ nữ tiền mãn kinh không mang thai: 97,5% phụ nữ có kết quả ≤ 1 IU/L.
  • Phụ nữ sau mãn kinh: 97,5% phụ nữ có kết quả ≤ 7 IU/L

Mức chỉ số hCG bình thường thường có sự thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe cá nhân. Người làm xét nghiệm nên tham khảo trước với bác sĩ về mức quy định cũng như đánh giá kết hợp dựa trên tình trạng sức khỏe, lịch sử bệnh lý và các yếu tố liên quan khác để có kết luận chính xác.

Lời khuyên cho người bệnh khi thực hiện xét nghiệm Beta hCG

Khi thực hiện xét nghiệm beta

  • Người làm xét nghiệm cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng.
  • Người làm xét nghiệm có thể không cần nhịn ăn. Tuy nhiên để kết quả được chính xác nhất, khuyến cáo xét nghiệm lúc đói như lấy mẫu các xét nghiệm khác.
  • Trong trường hợp kết quả xét nghiệm hCG bất thường, người làm xét nghiệm cần tham khảo chẩn đoán của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác theo chỉ định để biết chính xác nguyên nhân của kết quả xét nghiệm bất thường.

Ưu điểm và hạn chế của xét nghiệm Beta hCG

Ưu điểm

  • Xét nghiệm Beta hCG là một xét nghiệm đơn giản và dễ thực hiện.
  • Xét nghiệm Beta hCG có độ chính xác khá cao trong việc phát hiện ung thư tinh hoàn và ung thư buồng trứng.

Hạn chế

  • Xét nghiệm Beta hCG có thể cho kết quả dương tính giả.
  • Xét nghiệm Beta hCG không thể chẩn đoán chính xác ung thư, vì vậy xét nghiệm này cần được sử dụng kết hợp với các xét nghiệm khác để chẩn đoán tình trạng bệnh.

Xét nghiệm Beta hCG là xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong việc tầm soát và theo dõi mức độ và tiến triển của một số bệnh, đặc biệt là ung thư buồng trứng và ung thư tinh hoàn. Kết quả xét nghiệm là căn cứ để bác sĩ và người bệnh đánh giá đưa ra các phương án điều trị kịp thời.