Zona ở mặt có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Zona ở mặt có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Zona thần kinh trên mặt
Bị zona thần kinh trên mặt có nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao? - Ảnh: BookingCare

Zona ở mặt có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 22/09/2023 | Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
Zona thần kinh mọc ở mặt không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan mà cần nhanh chóng đi khám và điều trị.

Bệnh nhân nên đi khám ngay với các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu khi xuất hiện dấu hiệu zona thần kinh trên mặt để kịp thời điều trị, tránh để lại biến chứng ảnh hưởng lâu dài về sau.

Nguyên nhân zona ở mặt

Zona thần kinh là bệnh do virus Varicella-Zoster (VZV) gây ra. Người nhiễm virus VZV tiên phát sẽ biểu hiện bệnh thuỷ đậu. Sau khi người bệnh khỏi hoàn toàn thủy đậu, virus Varicella vẫn tồn tại và sống ẩn trong hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm.

Khi gặp điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, căng thẳng, suy nhược cơ thể,…virus sẽ được kích hoạt trở lại, rời vị trí trú ngụ, di chuyển dọc dây thần kinh để ra ngoài da và gây ra những biểu hiện của bệnh Zona.

Ngoài xuất hiện ở vùng lưng, vùng liên sườn, chân, tay thì bệnh cũng xuất hiện trên mặt.  Đặc điểm tổn thương chỉ nằm ở 1 bên cơ thể  rất hiếm khi xuất hiện 2 bên.

Triệu chứng đầu tiên nhiều người cảm nhận được là ngứa ran, nóng rát trước khi những vết sưng đỏ đầu tiên xuất hiện. Phát ban bắt đầu khi mụn nước chứa chất lỏng hoặc tổn thương. Một số người xuất hiện một vài đám mụn nước rải rác hoặc có người có nhiều vết bỏng trông giống như bị bỏng. Các mụn nước cuối cùng vỡ, rỉ ra và lớp vỏ trên. Sau một vài ngày, các vảy bắt đầu rơi ra.

Bệnh zona khác hoàn toàn với bệnh viêm da do côn trùng đốt hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể của côn trùng. Nhiều người nhầm bệnh zona thần kinh với bệnh giời leo cho nên tự ý mua thuốc về điều trị dẫn đến bệnh nặng hơn.

Biểu hiện zona ở mặt

Người bệnh khi mắc zona trên mặt sẽ xuất hiện những biểu hiện điển hình như:

  • Rối loạn vùng da tổn thương như: bỏng, nóng rát, tê đau, nóng rát về đêm
  • Đối với những người lớn tuổi cơn đau sẽ dữ dội hơn thành từng cơn liên tục, đau dọc dây thần kinh trên mặt
  • Phần da trên mặt sẽ xuất hiện các mảng màu hồng riêng lẻ và tụ thành từng mảng lớn.
  • Các mụn nước này có thể lớn thành bóng nước có chứa dịch bên trong. Sau vài ngày mụn nước sẽ vỡ ra, khô và đóng thành vảy
  • Người cao tuổi bị mắc zona càng nặng hơn và các cơn đau dai dẳng ở dây thần kinh có thể kéo dài cả năm trời
  • Mệt mỏi, đau đầu, sốt

Biến chứng nguy hiểm của zona ở mặt

Zona thần kinh ở mặt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tùy vào vị trí phát ban trên khuôn mặt.

Zona ở mắt

Nếu zona thần kinh gần mắt, bệnh nhân cần đi khám ở khoa mắt ngay vì nếu mắt bị nhiễm virus thì thị giác có thể bị mất.

Virus có thể ảnh hưởng tới cả mắt ngoài và trong, giác mạc và tế bào thần kinh phản ứng với ánh sáng. Zona thần kinh ở mắt có thể gây nên nhiều vấn đề như nhiễm trùng, sưng đỏ mắt, mất thị lực vĩnh viễn.

Zona ở tai

Nếu tổn thương dây thần kinh số VII sẽ đau tai trong, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi.

Bệnh zona trong tay có thể gây nhiễm trùng, gây ảnh hưởng tới thính giác, sự cân bằng và cơ mặt. Triệu chứng có thể kéo kết thúc khi phát ban kết thúc hoặc để lại di chứng vĩnh viễn.

Zona ở miệng

Zona ở miệng gây ngứa ngáy, đau đớn, ảnh hưởng tới việc ăn uống và khẩu vị của người bệnh. Trên miệng xuất hiện mụn nước, vỡ ra sau đó đóng vảy.

Phương pháp điều trị zona ở mặt

Trên thực tế bệnh zona thần kinh chủ yếu xuất hiện ở những người lớn tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy giảm không có khả năng kháng lại virus gây bệnh.

Bệnh zona khi xuất hiện trên mặt nếu không kịp thời chữa trị sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Điều trị zona thần trên mặt (mắt, môi, trán…) cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, nếu phát hiện sớm dùng thuốc kháng virus để làm rút ngắn thời gian bị mẩn đỏ da (nếu bắt đầu dùng sớm trong vòng 48 giờ khi xuất hiện mẩn đỏ). Đồng thời sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian mắc bệnh.

Ngoài thuốc kháng virus, thuốc giảm đau người bệnh có thể bôi thuốc mỡ kháng virus theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chú ý, vùng da bị bệnh cần phải được giữ sạch sẽ và khô ráo. Người bệnh vẫn có thể rửa nhẹ nơi tổn thương nhưng tránh trầy xước.

Zona thần kinh trên mặt có thể để lại biến chứng nguy hiểm đặc biệt là ở mắt. Bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan mà cần điều trị sớm.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết