Người bệnh bị tiểu đường thường gặp các biến chứng cấp tính: hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê do nhiễm toan, hôn mê do hạ đường huyết đây là những biến chứng có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Các biến chứng mạn tính như biến chứng mạch máu lớn (tim mạch, đột quỵ, mạch máu ngoại biên), mạch máu nhỏ (bệnh thận, mắt,thần kinh),…
Các biến chứng bệnh tiểu đường (tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2) thường liên quan tới các vấn đề về thận, mắt, tim mạch, thần kinh,... và điển hình có biến chứng bàn chân tiểu đường.
Đường máu tăng kéo dài gây tổn thương mạch máu nhỏ của cầu thận theo nhiều cơ chế làm tổn thương màng lọc cầu thận dẫn đến suy giảm chức năng thận cuối cùng là suy thận.
Không chỉ thế, biến chứng tiểu đường ở thận còn đặc biệt nghiêm trọng hơn bởi chúng không có biểu hiện rõ ràng, chỉ đến khi đã tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm như suy thận hay hội chứng thận hư thì mới phát hiện ra. Chính vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần chú ý theo dõi, nếu nhận biết các dấu hiệu sau cần đi khám ngay để được chẩn đoán và có hướng điều trị hợp lý:
Theo thông tin trên Cổng thông tin Điện tử Bộ Y tế, với các biến chứng thận, có đến 20 - 30% bệnh nhân đái tháo đường phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo. Việc điều trị về sau rất tốn kém.
Cũng bởi ở người bệnh tiểu đường có lượng đường huyết tăng cao dẫn tới các hệ thống vi mạch, mạch máu ở mắt bị tổn thương, gây ra bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường gồm bệnh võng mạc tăng sinh, không tăng sinh với các biểu hiện: mờ mắt, nổi nốt hoặc nhấp nháy (photopsias) trong tầm nhìn và mất thị lực đột ngột, nghiêm trọng, thường không đau
Biến chứng về mắt ở người bệnh đái tháo đường là biến chứng khá điển hình. Trường hợp người bệnh nhận thấy thị lực suy giảm cần phải đi khám ngay, nếu để kéo dài, điều trị muộn có thể dẫn tới mù lòa.
Biến chứng về mắt ở người bệnh đái tháo đường là biến chứng khá điển hình. Trường hợp người bệnh nhận thấy thị lực suy giảm cần phải đi khám ngay, nếu để kéo dài, điều trị muộn có thể dẫn tới mù lòa.
Hai bệnh lý về tim mạch phổ biến mà người bệnh tiểu đường hay gặp phải nhất là bệnh mạch vành và bệnh lý mạch máu não:
Biến chứng tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh đái tháo đường với con số thống kê lên đến 80%. Điều này là do các biến chứng liên quan đến tim mạch ở người bệnh đái tháo đường rất khó nhận biết với những triệu chứng không rõ ràng.
Do đó, người mắc tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra tim mạch định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm diễn ra.
Người bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt dễ mắc biến chứng thần kinh do tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh:
Một trong biểu hiện liên quan đến biến chứng thần kinh mà người bệnh tiểu đường hay mắc phải nhất là Bàn chân đái tháo đường. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 1 - 4% người bệnh đái tháo đường bị loét chân.
Khi dây thần kinh ở chân bị tổn thương, người bệnh bị rối loạn cảm giác, giảm cảm giác đau, nóng, lạnh,... Người bệnh do vậy có thể bị thương, giẫm vào các vật nhọn,... mà không hề hay biết, do đó, rất có thể dẫn đến loét, lâu lành, dễ bị nhiễm khuẩn, hoại tử. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng, người bệnh có thể phải cắt cụt chi dưới.
Người bệnh đái tháo đường nên lưu ý quan sát các biến chứng ở bộ phận này. Đặc biệt, nếu bị thương ở bàn chân nên kiểm tra vết thương hàng ngày. Khi có biến chứng bàn chân tiểu đường nên thăm khám ở các địa chỉ khám chữa đái tháo đường tốt để có cách điều trị hiệu quả.
Ngoài các biến chứng điển hình ở trên, bệnh tiểu đường còn gây ra một số biến chứng khác như:
Truy cập ngay "Sống khỏe với bệnh Tiểu đường" - Giải pháp toàn diện cho người bệnh Tiểu đường. Người bệnh có thể đặt khám online, đặt lịch xét nghiệm, đặt khám trực tiếp và sử dụng các tiện ích hỗ trợ: hỏi đáp MIỄN PHÍ với bác sĩ Tiểu đường, lưu và theo dõi chỉ số đường huyết,...
Như đã đề cập ở trên, các biểu hiện của biến chứng về tiểu đường thường không rõ ràng, do đó, để phát hiện sớm các biến chứng ở giai đoạn đầu, thuận lợi cho việc điều trị về sau, người bệnh tiểu đường nên thăm khám định kỳ, tầm soát các biến chứng liên quan mắt, gan, thận, tim mạch.
Để thực hiện tầm soát biến chứng đái tháo đường, các bác sĩ sẽ cần thực hiện các bước khám lâm sàng trước. Một số các xét nghiệm cũng sẽ được chỉ định để kiểm tra các chức năng trong cơ thể, bao gồm:
Ngoài ra, các bước soi khám mắt, chẩn đoán hình ảnh cũng sẽ được chỉ định nếu người bệnh có biểu hiện mắc các bệnh liên quan đến mắt hay cơ xương khớp.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường. Kiểm soát tốt đường huyết nhờ chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cũng góp phần đẩy lùi các biến chứng bệnh tiểu đường. Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành cho người bệnh tiểu đường không khó, bạn chỉ cần lưu ý một số điều sau:
Việc đo đường huyết thường xuyên để kiểm soát chỉ số đường huyết là cách giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình. Người bệnh tiểu đường nên có sẵn máy đo đường huyết tại nhà để tiện lợi cho quá trình theo dõi.
Thông thường, ngoài 4 thời điểm đo trong ngày được khuyến cáo (buổi sáng mới ngủ dậy, sau ăn sáng, ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ),người bệnh khi thấy có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng,... nên đo đường huyết để xác định tình trạng.
Từ đó thể thăm khám kịp thời, hạn chế biến chứng cấp tính như tăng hoặc hạ đường huyết đột ngột.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, việc tập thể dục giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách tăng độ nhạy cảm với insulin và tăng khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng của cơ thể
Nếu bạn là một người ít vận động, hãy bắt đầu bằng những hình thức tập luyện đơn giản với cường độ nhẹ nhàng. Đi bộ được coi là phương pháp dễ dàng nhất để bắt đầu, một số bộ môn khác như bơi hay tập yoga cũng được khuyến khích thực hiện đối với bệnh nhân mắc tiểu đường.
Người bệnh mắc đái tháo đường cần rèn luyện những thói quen sống lành mạnh, phòng ngừa tình trạng bệnh chuyển biến nặng, phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm:
Trên đây là một số chia sẻ của BookingCare về biến chứng bệnh tiểu đường. Người bệnh đái tháo đường nên theo dõi và quan sát cơ thể mình. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường nên thăm khám sớm để được điều trị, hạn chế gặp phải các biến chứng bệnh tiểu đường.