10 câu hỏi thường gặp về bệnh viêm đa khớp

Viêm đa khớp
Viêm đa khớp gây sưng đau ở nhiều khớp khác nhau - Ảnh: Pinterest
Bệnh viêm đa khớp là một khó chữa, dai dẳng, có thể dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề tới sức khỏe nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Hiểu rõ về viêm đa khớp sẽ giúp người bệnh nắm được triệu chứng, điều trị, phòng tránh và có chế độ sinh hoạt, ăn uống, làm việc phù hợp.

Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm đa khớp dạng thấp được nhiều người quan tâm.

Bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới để hiểu thêm về căn bệnh nguy hiểm này và biết khi nào nên đi khám viêm đa khớp với các bác sĩ Cơ Xương Khớp.

1. Viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp được đề cập ở đây là tên gọi của bệnh là viêm đa khớp dạng thấp hay còn được gọi là viêm khớp dạng thấp. Chính vì thế, trong nội dung toàn bài viết này chúng tôi xin cung cấp thông tin về bệnh viêm đa khớp dạng thấp. 

Viêm đa khớp dạng thấp bệnh lý tự miễn, mạn tính và có những biểu hiện khá phức tạp. Bệnh không chỉ xuất hiện ở một khớp mà có thể viêm một hay rất nhiều khớp. Các khớp bị viêm ở mức độ nặng sẽ dần bị biến dạng và mất khả năng hoạt động.

Nhiều người nghĩ rằng bệnh viêm đa khớp dạng thấp chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng thực tế những người từ 30 tuổi trở lên cũng đã có những dấu hiệu của bệnh. Bệnh không được điều trị sớm sẽ để lại những hậu quả ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hay làm mất đi khả năng lao động.

2. Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp như thế nào

Bệnh diễn biến mạn tính với các đợt cấp tính. Trong đợt cấp tính thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện nội tạng. 

Biểu hiện tại khớp

  • Gây tổn thương tại khớp nhất là các khớp ngón gần bàn ngón, cổ tay, khuỷu gối, cổ chân, bàn ngón chân hai bên.
  • Trong các đợt tiến triển các khớp xưng đau, nóng, ít khi đỏ. Đau kiểu viêm. Các khớp ngón gần thường có dạng hình thoi. Các khớp thường bị cứng vào buổi sáng. Trong các đợt tiến triển, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng thường kéo dài trên 1 giờ. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng viêm. 
  • Bệnh nhân không được điều trị sớm, đúng cách bệnh nhân sẽ có nhiều đợt tiến trển liên tiếp hoặc sau một thời gian diễn biến mạn tính các khớp nhanh chóng bị biến dạng. Các khớp bị hủy hoại như vậy sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng trở nên tàn phế. 

Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp

  • Có thể có một hoặc nhiều hạt dưới da. Vị trí hạt xuất hiện trên xương trụ gần khuỷu, trên xương chày gần khớp gối quanh khớp nhỏ ở bàn tay. 
  • Biểu hiện dưới dạng hồng ban ở gan chân tay, hoạt tử vô khuẩn hoặc tắc mạch lớn thực sự gây hoạt thư. Triệu chứng này báo hiệu tiên lượng nặng. 
  • Các cơ cạnh khớp teo do giảm vận động. Có thể gặp triệu chứng viêm gân, đôi khi có đứt gân. Các dây chằng có thể co kéo hoặc lỏng lẻo. Thường gặp bệnh kén khoéo chân, kén này có thể thoát xuống các cơ cẳng chân. 
  • Các biểu hiện nội tạng: tràn dịch màng phổi, màng tim... hiếm gặp, thường chỉ gặp trong các đợt tiến triển.

Người bệnh có thể gặp phải một vài triệu chứng khác như: thiếu máu do viêm, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng đường hầm cổ tay, cổ chân, viêm mống mắt... 

3. Đâu là nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp 

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố gây nên bệnh như:

  • Có thể là do virut, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.
  • Bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70 - 80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60 - 70% gặp ở người trên 30 tuổi).
  • Viêm khớp dạng thấp có tính gia đình, có liên quan với tổ chức HLA DR4 (gặp 60 - 70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).
  • Các yếu tố thuận lợi cũng dẫn tới tình trạng viêm đa khớp như: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật…

4. Viêm đa khớp dạng thấp có nguy hiểm không

Là một bệnh tự miễn nên viêm đa khớp dạng thấp rất khó điều trị dứt điểm nếu không được phát hiện sớm. Trường hợp bệnh được phát hiện muộn thường sẽ để lại những biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như:

  • Mất khả năng lao động: do hiện tượng cứng khớp làm hạn chế vận động, sức đề kháng cơ thể giảm, đau nhiều…
  • Nguy cơ tàn phế: bệnh lâu ngày có thể dẫn tới teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp gây ra tàn phế. Có khoảng 89% người bệnh viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp, bàn tay khó cầm nắm, khó đi lại sau 10 năm phát bệnh.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 4 lần: các nghiên cứu cho thấy có tới 30% bệnh nhân có biến chứng tim mạch và 50% có thể dẫn tới tử vong.
  • Gây khó thụ thai: theo một số nghiên cứu khoảng 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong việc thụ thai.

Như vậy, bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm với các bác sĩ Cơ Xương Khớp giỏi.

Xem thêm bài viết:

Viêm đa khớp phát hiệm muộn và điều trị sai có thể dẫn tới tàn phế - Ảnh: Pixabay 

5. Điều trị viêm đa khớp dạng thấp bằng cách nào

"Về cơ bản, viêm khớp dạng thấp có thể coi là không chữa khỏi hoàn toàn được mà chỉ làm giảm các triệu chứng và sự tiến triển của bệnh. Hậu quả lâu dài của bệnh là tổn thương các khớp nặng nề, ảnh hưởng đến chức năng khớp và vấn đề thẩm mỹ, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân". Theo PGS.TS.BS Trần Trung Dũng - Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn.

Điều trị viêm đa khớp dạng thấp chủ yếu là làm giảm các triệu chứng ở các khớp. Hiện nay, điều trị bệnh có nhiều phương pháp khác nhau và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng.

  • Ở thể nhẹ (số khớp bị viêm ít, vận động gần như bình thường): có thể dùng thuốc kết hợp với tập luyện, điều trị vật lý trị liệu, ăn uống, nghỉ ngơi…
  • Ở thể trung bình (nhiều khớp bị viêm, vận động hạn chế): chủ yếu dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm.
  • Ở thể nặng (không đi lại được, vận động còn ít hoặc mất hết) ngoài dùng thuốc bác sĩ có thể kết hợp với phẫu thuật (phẫu thuật chuyển gân, hàn khớp, thay khớp, nhân tạo, nội soi) khi có các khớp bị biến dạng nặng hay việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả cao.

Điều trị viêm đa khớp thường là kéo dài 1 - 2 tháng thậm chí đến vài năm và có khi là điều trị suốt đời. Để quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả người bệnh cần kiên trì, tuân theo những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan, tự điều trị tại nhà. Nếu không có thời gian tới bệnh viện thăm khám thường xuyên, nên có sự tư vấn của bác sĩ Cơ Xương Khớp từ xa để việc điều trị diễn ra an toàn, hiệu quả.

6. Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì?

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hệ thống xương khớp. Cùng với thời gian, các khớp xương bị thoái hóa trong khi lượng chất cần thiết để tái tạo sụn và xương như canxi và collagen lại không được cơ thể sản sinh một cách đầy đủ khiến cho bệnh lý xương khớp khó tránh khỏi.

Việc bổ sung từ bên ngoài một lượng hợp lý các chất cần thiết sẽ góp phần giúp cho hệ thống xương khớp được ổn định và làm chậm lại quá trình lão hóa. Cụ thể:

  • Các loại hoa quả vitamin C: cam, xoài, dâu tây, đào… là những loại quả có chứa nhiều vitamin C. Một số thực phẩm khác cũng có tác dụng chống viêm như: tảo bẹ, nghệ, nấm và trà xanh.
  • Các loại cá: như cá hồi, cá ngừ, cá mòi… rất giàu a-xit béo omega3 là chất quan trọng để hạn chế viêm đa khớp dạng thấp.
  • Rau củ: được xem như là thành phần chính trong chế độ ăn của người bệnh như: cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây.
  • Ngũ cốc: gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen... Các lương thực này chứa nhiều carbohydrate phức hợp, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh.
  • Thảo dược và các loại gia vị: giúp chống lại những phản ứng có hại đối với cơ thể như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây và cây đinh hương. Các nguồn thức ăn giàu magiê cũng được khuyên nên ăn như: chuối, quả mơ, đậu, rau có lá.

Ngoài ra, người bệnh nên uống nhiều nước, thịt lợn, thịt gà, đậu nành… cũng là một chất có khả năng ngăn chặn tiến trình sản sinh ra các chất chống lại khả năng gây viêm.

7. Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống không khoa học như không cân bằng được lượng chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của hệ thống xương khớp. Những bệnh nhân mắc viêm đa khớp cần kiêng sử dụng những loại thực phẩm như:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn: vì chúng có chữa nhiều chất béo bão hòa làm kích thích phản ứng viêm khiến người bệnh có cảm giác đau hơn.
  • Thực phẩm có nhiều muối, nhiều đường: bánh kẹo, nước ngọt, thịt muối, dưa muối… nên hạn chế ăn vì những loại thực phẩm này khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
  • Rượu, bia, cà phê, thuốc lá, socola: là những thực phẩm này làm cản trở hấp thụ canxi và làm thất thoát canxi ra ngoài cơ thể khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, một vấn đề quan trọng đối với bệnh xương khớp là hạn chế tối đa tình trạng tăng cân. Cân nặng tăng có thể gây gia tăng áp lực cho phần xương khớp đang bị tổn thương từ đó khiến căn bệnh phát triển nặng hơn.

Viêm đa khớp không nên ăn gì
Rượu bia thuốc là những thứ người viêm đa khớp nên kiêng sử dụng - Ảnh: Pixabay 

8. Phòng tránh viêm đa khớp như thế nào?

Viêm đa khớp là bệnh rất khó để chữa khỏi, vì đây là bệnh do các hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công và hủy hoại màng hoạt dịch khớp gây nên một quá trình viêm không đặc hiệu, quá trình này kéo dài không chấm dứt, đi từ khớp này qua khớp khác.

Vì vậy để phòng bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần phải chú ý:

  • Đảm bảo môi trường sống khô ráo, thoáng đãng, sạch sẽ vì môi trường sống ẩm thấp, thời tiết mưa lạnh là nguyên nhân ảnh hưởng đến các khớp, lâu dần sẽ dẫn tới bệnh.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều canxi, uống nhiều nước để hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.
  • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý sẽ giúp bạn giảm đi trọng lượng chèn ép lên các khớp xương từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, luôn giữ tư thế thẳng, thường xuyên xoa bóp ở bàn tay, ngón tay và các khớp. Để phòng tránh bệnh tái phát, người bệnh cần nằm trên giường phẳng, chắc, ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế mang vác nặng, làm việc sai tư thế: những người làm việc văn phòng, thợ may, người thường xuyên làm các công việc lao động nặng nên chú ý không làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi, vận động sau 1-2h làm việc để giúp hệ xương khớp được thư giãn và tránh tình trạng co cứng cơ, làm giảm thiểu khả năng mắc bệnh.
  • Vận động nhẹ nhàng hàng ngày: đi bộ, tập luyện thể thao... là cách để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.
  • Giữ tâm lý ổn định, hạn chế căng thẳng, stress để không ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hormon, từ đó phòng bệnh hiệu quả.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ: những đối tượng như người già, những người có tiền sử về bệnh xương khớp, những phụ nữ từ độ tuổi 30-50 nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm chủ động phát hiện bệnh sớm, ngay từ giai đoạn đầu và điều trị bệnh hiệu quả.

9. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp khám chữa ở đâu tốt Hà Nội

Tại Hà Nội có rất nhiều bệnh viện, phòng khám chữa viêm đa khớp, tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng uy tín, đảm bảo chất lượng.

Để giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cơ sở khám bệnh, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin những địa chỉ khám chữa viêm đa khớp tốt tại Hà Nội được người dân Thủ đô rất tin tưởng.

Trung tâm cơ xương khớp - Bệnh viện E

  • Địa chỉ: Số 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội

Nằm ở tòa nhà I (4 Tầng) trong Bệnh viện E, Trung tâm cơ xương khớp là trung tâm duy nhất tại Hà Nội kết hợp điều trị các bệnh lý về xương khớp bao gồm cả Nội khoa, ngoại khoa và Phục hồi chức năng.

Sau hơn 15 năm đi vào hoạt động, hiện nay Trung tâm đã trở thành địa chỉ thăm khám uy tín của người dân Thủ đô và khắp miền Bắc lựa chọn.

Viện chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Việt Đức

  • Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đây là địa chỉ điều trị các bệnh lý về xương khớp chủ yếu về phẫu thuật. Viện bao gồm cả Khoa Khám xương khớp, Khoa Chấn thương chỉnh hình I,II,II và Khoa Phục hồi chức năng.

Bệnh nhân viêm đa khớp khi đến với Viện sau khi được thăm khám các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, có thể là điều trị nội trú, điều trị ngoại trú, điều trị bằng phẫu thuật hay điều trị bằng phục hồi chức năng.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Người bệnh có thể đến bệnh viện 108 để thăm khám và điều trị viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh viện có Khoa Khớp điều trị nội khoa, Khoa phẫu thuật khớp để điều trị ngoại khoa, Khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng đễ điều trị hỗ trợ bệnh sau phẫu thuật hay bệnh trong giai đoạn nhẹ.

Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Cũng giống với bệnh viện 108, Bệnh viện Bạch Mai cũng điều trị bệnh viêm đa khớp bằng 3 phương pháp: nội - ngoại - vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ giỏi về cơ xương khớp trực tiếp thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh viện Hữu Nghị

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh nhân viêm đa khớp khi đến với bệnh viện sẽ được điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa kết hợp với vật lý trị liệu. Khoa Cơ xương khớp của bệnh viện sẽ tiếp nhận và điều trị bệnh.

Khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ là nơi người bệnh được bác sĩ hương dẫn hay trực tiếp thực hiện các phương pháp điều trị bệnh như: điện trị liệu, nhiệt trị liệu,…

Phòng khám đa khoa Vietlife

  • Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phòng khám quy tụ nhiều bác sĩ giỏi về cơ xương khớp đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn trong cả nước như: BS CKII Nguyễn Thị Lan - Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Hữu Nghị, ThS.BS Trần Quốc Khánh - Bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức…

Đến với phòng khám người bệnh không phải mất thời gian xếp hàng chờ đợi mà có thể được thăm khám ngay. Trang thiết bị của phòng khám hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác.

Xem thêm bài viết:

10. Bác sĩ khám chữa viêm đa khớp giỏi tại Hà Nội

Dưới đây là danh sách các bác sĩ giỏi có nhiều kinh nghiệm khám chữa bệnh viêm đa khớp được đông đảo bệnh nhân tin tưởng:

Bác sĩ điều trị Nội khoa:

GS.TS.BS Trần Ngọc Ân

  • Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ tại Bệnh viện Trí Đức

PGS.TS.BS Nguyễn Vĩnh Ngọc

  • Bác sĩ Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ tại Phòng khám cơ xương khớp Bảo Ngọc

PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy

  • Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Đông Đô

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Lan

  • Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec

BS CKII Nguyễn Thị Lan

  • Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Hữu Nghị
  • Bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Vietlife

Bác sĩ điều trị Ngoại khoa:

TS.BS Dương Đình Toàn

  • Phó Trưởng khoa Khám Xương Khớp - Bệnh viện Việt Đức
  • Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

TS.BS Hoàng Ngọc Sơn

  • Bác sĩ tại Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Việt Đức

ThS.BS Vũ Văn Cường

  • Công tác tại khoa Phẫu thuật Cột sống - Bệnh viện Việt Đức

Bác sĩ điều trị bằng Phục hồi chức năng:

GS.TS.BS Cao Minh Châu

  • Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phục hồi Chức năng - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ tại Phòng khám Phục hồi chức năng

Bác sĩ Eric Balderree

  • Bác sĩ điều trị bệnh lý cơ xương khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật
  • Bác sĩ tại Phòng khám trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC)

BookingCare đã giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm đa khớp. Hy vọng bài đọc sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho độc giả.

ĐẶT KHÁM
KHÁM TỪ XA