3 điều cần lưu ý để chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn
3 điều cần lưu ý để chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn
3-luu-y-cham-soc-nguoi-benh-roi-loan-tien-dinh
Xây dựng chế độ chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình là một yếu tố quan trọng để cải thiện các triệu chứng - ảnh: BookingCare

3 điều cần lưu ý để chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 27/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 08/12/2023
Tìm hiểu về cách chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt và lưu ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Đọc thêm trong bài viết.

Rối loạn tiền đình là một vấn đề sức khỏe gây ra nhiều vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày. Việc chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình đúng cách kết hợp các phương pháp điều trị giúp giảm triệu chứng và tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Ba lưu ý quan trọng trong chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Để hỗ trợ cho quá trình điều trị rối loạn tiền đình được hiệu quả, ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị y khoa, người bệnh và người thân cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ sức khỏe và giảm triệu chứng rối loạn tiền đình. Người bệnh tiền đình cần:

  • Tránh tiêu thụ quá nhiều cafein và chất kích thích gây cảm giác chóng mặt và tăng rối loạn tiền đình.
  • Giảm tiêu thụ muối: lượng muối nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng thính lực, thị lực làm tăng triệu chứng rối loạn tiền đình. Người bệnh nên hạn chế hoặc thay thế bằng các loại gia vị thảo dược hoặc hương liệu tự nhiên khác.
  • Bổ sung thực phẩm giàu axit béo, omega 3, riboflavin… hỗ trợ cải thiện và duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh như: các loại cá (cá hồi, cá thu, cá mòi,...), óc chó rau bina, nấm…
  • Ăn nhiều trái cây chứa vitamin C, D, A giúp tăng đề kháng: nho, táo, xoài, đào, dâu tây, dưa hấu,...

Chế độ sinh hoạt, vận động

Sinh hoạt và vận động thường xuyên có thể giúp tăng cường cơ bắp, rèn luyện khả năng cân bằng và giảm triệu chứng rối loạn tiền đình. Người bệnh có thể:

  • Tập luyện, chạy bộ, chạy nhẹ, yoga vừa sức giúp rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, cải thiện hệ tiền đình.
  • Tập thói quen đứng dậy từ vị trí nằm hoặc ngồi dậy một cách chậm rãi.
  • Stress có thể làm tăng triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh cần chú ý kiểm soát tinh thần, tránh căng thẳng quá mức, thực hiện giờ ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ.
  • Cần chú ý vấn đề giấc ngủ: muốn có giấc ngủ ngon, người bệnh cần lưu ý “vệ sinh giấc ngủ” bằng cách thực hiện các thói quen và hành vi cần thiết để đạt được chất lượng giấc ngủ ngon: giới hạn giờ ngủ ban ngày, tập thể dục, tránh sử dụng chất kích thích trước khi ngủ.

Lưu ý dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình

Việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình tại nhà phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của triệu chứng. Một số nguyên nhân có thể được điều trị bằng thuốc xuất phát từ các bệnh lý (như Ménière, viêm tai giữa…).

Người bệnh khi thực hiện điều trị bằng thuốc tại nhà cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, tránh gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, người bệnh có thể thử một số biện pháp trị liệu vật lý tái tạo cân bằng như: phương pháp cân bằng Epley, Foster có thể được áp dụng để giảm triệu chứng rối loạn tiền đình.

Trên đây là một số gợi ý về chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình. Việc xây dựng lối sống lành mạnh kết hợp với chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh quản lý và điều trị triệu chứng rối loạn tiền đình một cách hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết