Rối loạn tiền đình là một trong số các bệnh lý phổ biến hiện nay, tuy nhiên dấu hiệu bệnh có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh thần kinh khác. Vậy rối loạn tiền đình có những biểu hiện nào để nhận biết? Các nguyên nhân, triệu chứng và những lưu ý giúp người bệnh điều trị rối loạn tiền đình và sống chung với bệnh là gì?
Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hoặc tắc nghẽn quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não hay các tổn thưỡng tại khu vực tai trong và não. Rối loạn tiền đình có thể được chia làm 2 trường hợp:
Nguyên nhân rối loạn tiền đình có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, rối loạn có thể xảy ra khi người bệnh gặp phải một số vấn đề liên quan đến:
Hội chứng rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt phổ biến hơn ở một số nhóm đối tượng bao gồm:
Rối loạn tiền đình có thể liên quan đến một số triệu chứng cụ thể, bao gồm:
Người có các triệu chứng rối loạn tiền đình có khả năng mắc một số bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh hoặc tuần hoàn. Một số bệnh lý phổ biến liên quan đến rối loạn tiền đình bao gồm:
Căn cứ vào các triệu chứng rối loạn tiền đình, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng ở từng người bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình phổ biến hiện nay bao gồm:
Mỗi trường hợp rối loạn tiền đình có thể điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định cụ thể để giảm thiểu và điều trị dứt điểm triệu chứng. Một số biện pháp có thể kể đến như:
Ngoài việc thực hiện các biện pháp điều trị rối loạn tiền đình theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh và người thân có thể thực hiện một số điều chỉnh trong chế độ sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu dần các triệu chứng bệnh. Một số biện pháp chăm sóc người rối loạn tiền đình có thể áp dụng như:
Điều chỉnh lối sống và thay đổi thói quen: hạn chế các hoạt động duy trì thăng bằng và tập trung cao độ, cắt giảm lượng caffeine, thuốc lá, ngủ đủ giấc.
Cố gắng duy trì môi trường sống ổn định, ít kích thích: hạn chế tiếng ồn, ánh sáng mạnh và các yếu tố gây kích thích khác có thể giúp giảm triệu chứng rối loạn tiền đình.
Luyện tập, vận động một số bài tập nhẹ hỗ trợ lưu thông tuần hoàn và rèn luyện khả năng giữ thăng bằng như yoga, thiền hoặc các kỹ thuật thực hành cân bằng như tai mắt tay (các động tác đặt tay lên tai và mắt để tạo ra cảm giác cân bằng).
Thực hiện khám sức khỏe định kỳ khi điều trị rối loạn tiền đình nhằm kiểm soát tình trạng hoặc theo dõi một số bệnh lý liên quan (huyết áp cao, tiểu đường…) có thể giúp giảm nguy cơ tái phát triệu chứng rối loạn tiền đình.
Tìm kiếm và yêu sự cầu hỗ trợ từ bác sĩ, gia đình, bạn bè nếu các triệu chứng rối loạn tiền đình ngày càng nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hội chứng rối loạn tiền đình. Việc hiểu rõ về triệu chứng, các nguyên nhân và tác động đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày có thể giúp bác sĩ và người bệnh tìm cách điều trị và quản lý sức khỏe tốt hơn.