Điều trị rối loạn tiền đình: khả năng và phương pháp điều trị
dieu-tri-roi-loan-tien-dinh
Điều trị rối loạn tiền đình giúp người bệnh giảm thiểu các biến chứng ảnh hưởng tới sinh hoạt - ảnh: BookingCare

Điều trị rối loạn tiền đình: khả năng và phương pháp điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 27/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 08/12/2023
Điều trị rối loạn tiền đình sao cho hiệu quả là điều được nhiều người mắc hội chứng này quan tâm với mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để điều trị rối loạn tiền đình? Tìm hiểu thêm trong bài viết!

Rối loạn tiền đình không phải bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp điều trị dứt điểm rối loạn tiền đình là yếu tố then chốt để người bệnh quay trở lại cuộc sống bình thường.

Rối loạn tiền đình có chữa được không?

Rối loạn tiền đình không phải là bệnh lý, đây là một hội chứng cảnh báo nguy cơ của một số bệnh lý liên quan đến thần kinh, tuần hoàn,... với các biểu hiện như mất thăng bằng, buồn nôn, chóng mặt, suy giảm trí nhớ... Hiện nay, hội chứng rối loạn tiền đình có thể được điều trị dứt điểm với nhiều trường hợp.

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình cũng như tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Hiệu quả của việc điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào sự tuân thủ đúng và đầy đủ của bệnh nhân đối với liệu pháp điều trị được tư vấn và hỗ trợ từ phía bác sĩ và nhân viên y tế để đảm bảo quá trình điều trị rối loạn tiền đình có kết quả tốt.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị rối loạn tiền đình

Phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể được chẩn đoán bằng một số phương pháp như sau:

  • Xét nghiệm điện rung giật nhãn cầu (ENG): sử dụng các điện cực nhỏ để đo chuyển động của mắt để chẩn đoán rối loạn chức năng tiền đình và các vấn đề về thần kinh khác.
  • Xét nghiệm xoay vòng: sử dụng kính video để đánh giá chuyển động của mắt.
  • Xét nghiệm đo âm ốc tai: đo lường khả năng đáp ứng của các tế bào tóc với các cú nhấp với loa nhỏ chèn vào ống tai.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: sàng lọc và phát hiện khối u, dấu hiệu đột quỵ, sự bất thường ở các mô mềm gây chóng mặt, đau đầu, giảm trí nhớ và khả năng tập trung.

Điều trị rối loạn tiền đình

Việc điều trị căn cứ vào nguồn nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Để chữa trị và tránh tái phát các biến chứng của rối loạn tiền đình, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc và tích cực phối hợp với tiến trình điều trị của bác sĩ. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến có thể áp dụng trong quá trình điều trị tiền đình:

  • Sử dụng các loại thuốc kích thích tiền đình hoặc ức chế tiền đình, thuốc chống chứng co giật cơ và thuốc chống loạn thần kinh… nhằm giảm triệu chứng chóng mặt, đau nửa đầu như: các loại thuốc chứa benzodiazepine, lorazepam, clonazepam… theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bài tập rèn luyện thăng bằng (phục hồi chức năng tiền đình): thực hiện luyện tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình như: Epley, Foster… Các bài trị liệu nhằm hạn chế các thủ thuật xâm lấn, giúp người bệnh thích nghi và cải thiện tình trạng mất thăng bằng và duy trì hoạt động thể chất.
  • Tái định vị ống tủy: có thể áp dụng trong các trường hợp mắc bệnh chóng mặt tư thế kịch phát lành tính BPPV) để loại bỏ các hạt canxi ra ống tai đến các vị trí khác nhằm cải thiện thính lực.
  • Thực hiện phẫu thuật xạ trị: áp dụng cho một số trường hợp mắc u dây thần kinh thính giác nhằm loại bỏ khối u.
  • Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình. Một số trường hợp mắc bệnh Meniere, đau nửa đầu cần bổ sung thêm nước, hạn chế sử dụng muối, các chất kích thích như caffeine, rượu… để hạn chế ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Điều trị rối loạn tiền đình là một quá trình phức tạp nhưng cần thiết để khôi phục chất lượng cuộc sống. Việc tuân thủ và áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các triệu chứng và tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết