Các triệu chứng nhận biết rối loạn tiền đình
Các triệu chứng nhận biết rối loạn tiền đình
cac-trieu-chung-roi-loan-tien-dinh
Những triệu chứng nào cảnh báo bệnh rối loạn tiền đình? - ảnh: BookingCare

Các triệu chứng nhận biết rối loạn tiền đình

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 27/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 04/12/2023
Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể xuất hiện đột ngột hoặc thường xuyên trong một khoảng thời gian ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe người mắc bệnh. Tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

Rối loạn tiền đình là một vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay. Các trường hợp xuất hiện triệu chứng rối loạn tiền đình ngày càng trẻ hóa với những biểu hiện khác nhau. Vậy các triệu chứng tiền đình thường gặp là gì?

Các triệu chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình hay hội chứng tiền đình đề cập đến nhiều biểu hiện và dấu hiệu sức khỏe xảy ra khi có sự rối loạn hoạt động chức năng hệ thống tiền đình trong cơ thể. Các triệu chứng và dấu hiệu này có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, trong đó có thể kể đến một số triệu chứng điển hình như:

  • Cảm giác quay cuồng, bồng bềnh như say sóng trong đầu.
  • Tai ù, cảm giác ống tai bị bưng bít.
  • Cảm giác mất thăng bằng khi di chuyển và quan sát.
  • Hoa mắt, cảm giác nhìn mờ.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Mệt mỏi, mất sức.
  • Suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung.

Triệu chứng tiền đình thường xuất hiện khi nào?

Triệu chứng rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong nhiều tình huống khác nhau, trong đó phổ biến nhất gồm:

  • Thay đổi tư thế đột ngột như khi đứng dậy từ tư thế nằm, ngồi hay nằm xuống hoặc quay người sang các bên khi đang nằm.
  • Quay nhanh đầu để nhìn về phía khác hoặc xoay người một cách đột ngột.
  • Khi chịu lực tác động bất thường: sau một va chạm, tai nạn hoặc chấn thương đầu.
  • Tham gia các hoạt động trên cao, trên biển hoặc trên phương tiện di chuyển nhanh: nhảy dù, đua xe...

Cách xử lý bước đầu khi gặp triệu chứng rối loạn tiền đình

Nếu gặp các triệu chứng trên, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp bước đầu để giảm thiểu tình trạng như sau:

  • Tìm nơi địa hình bằng phẳng, đứng yên và giữ thăng bằng cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
  • Tránh tham gia hoạt động yêu cầu duy trì sự thăng bằng như: lái xe, đi tàu hoặc vận động mạnh.
  • Thực hiện các động tác như di chuyển nhãn cầu theo hình chữ V, xoa bóp massage vùng thái dương để giảm thiểu triệu chứng.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng có tác dụng phụ gây nên tình trạng này hay không.
  • Đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến các triệu chứng rối loạn tiền đình. Để đảm bảo chẩn đoán và điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh có thể tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, hỗ trợ và đưa ra các giải pháp chăm sóc đúng đắn để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết