4 bệnh về sức khỏe tâm thần gia tăng thời Covid-19 và cách phòng tránh

Sản phẩm của BookingCare
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Xuất bản: 25/08/2020, Cập nhật lần cuối: 11/07/2022

Đại dịch Covid-19 đang diễn ra đã ảnh hưởng tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tâm thần của nhiều người trên thế giới. Vậy làm cách nào để dự phòng và vượt qua bệnh tật. Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi sẽ chia sẻ thêm các thông tin trong nội dung sau đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bệnh tâm thần vì Covid-19
Lo âu, căng thẳng là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần thời Covid -19 - Ảnh: Pixabay

Liên Hợp Quốc đã ra thông cáo cho biết: Trong thời kỳ khủng hoảng do dich Covid-19 gây ra, việc bảo vệ sức khỏe thể chất cho cộng đồng là mối quan tâm chính. Tuy nhiên, những áp lực mà đại dịch đang gây ra có tác động nghiêm trọng lên tinh thần với nhiều nhóm dân cư trên thế giới.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin trong nội dung bài viết dưới đây để bạn đọc tham khảo.

THÔNG TIN THẠC SĨ, BÁC SĨ NGUYỄN HỮU LỢI

  • Bác sĩ Điều trị tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương (2015 - nay)
  • Thạc sĩ Y học Chuyên ngành Tâm thần, Đại học Y Hà Nội 

Sau nhiều thập kỷ lãng quên và thiếu đầu tư cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, đại dịch Covid-19 đang khiến các gia đình và cộng đồng thêm căng thẳng về mặt tinh thần khắp nơi trên thế giới.

Thực trạng sức khỏe tâm thần mùa dịch Covid - 19 trên thế giới

Theo Liên Hợp Quốc, ngay cả khi đại dịch được kiểm soát, các trạng thái đau buồn, lo lắng và trầm cảm sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lên các cá nhân và cộng đồng.

Tổng thư ký LHQ Guterres đã gửi lời kêu gọi hành động khẩn cấp để đối phó nguy cơ xảy ra khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu vì Covid-19.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết các căng thẳng tinh thần chủ yếu tác động lên tâm lý cộng đồng trong đại dịch gồm nỗi sợ bản thân hoặc người thân bị nhiễm bệnh hay mất vì dịch bệnh, sau đó là nguy cơ mất sinh kế, bị tách khỏi người thân hoặc phải chịu lệnh phong tỏa nghiêm ngặt .

Trong khi đó, theo bà Devora Kestel, người đứng đầu bộ phận phụ trách sức khỏe tâm thần và sử dụng chất gây nghiện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì tình hình hiện tại, nỗi sợ hãi và bất an cùng những bất ổn kinh tế  có thể gây ra trạng thái tâm lý đau khổ. 

Không chỉ người dân, các nhân viên y tế, những người đang phải làm việc trong sự căng thẳng khủng khiếp và thuộc diện đặc biệt dễ tổn thương, cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý. Số vụ nhân viên y tế tự tử trên thế giới được ghi nhận gia tăng.

Nhiều nhóm đối tượng khác đang phải đối mặt với thách thức tinh thần do Covid-19 gây ra. Trẻ em không được đến trường, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị ngược đãi cao hơn khi gia đình phải ở nhà trong thời gian dài. Người cao tuổi và người có bệnh lý nền thuộc nhóm dễ tổn thương trong đại dịch, phải đối mặt với căng thẳng trước nguy cơ về sức khỏe có thể gặp phải nếu họ bị nhiễm bệnh. Những bệnh nhân đang có vấn đề tâm lý có thể chuyển sang giai đoạn trầm trọng hơn khi gặp phải những tác động của dịch bệnh và việc điều trị trực tiếp bị gián đoạn.

4 rối loạn tâm thần thời Covid-19

Dich COVID-19 tác động đến người ở vùng dịch, người bị cách ly và toàn xã hội theo các mức độ khác nhau, trên nguyên tắc ai càng “gần” virus hơn thì người đó càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Đây là những ảnh hưởng trực tiếp.

Đại dịch cũng tác động gián tiếp lên sức khỏe tinh thần thông qua những hậu quả mà nó gây ra như mất việc làm, giảm thu nhập, đóng cửa hàng, cấm đi lại, kinh tế suy thoái... dẫn đến các căng thẳng vượt quá mức chịu đựng của người bình thường.

Các ảnh hưởng dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có thể mạnh mẽ, thậm chí dẫn đến các rối loạn tâm thần.

Sau đây là các rối loạn tâm thần hay gặp thời Covid-19 mà chúng tôi tìm hiểu được.

Bệnh Trầm cảm

Trầm cảm đặc trưng bởi biểu hiện mất hết các hứng thú và sở thích vốn có, nét mặt luôn âu sầu hoặc cau có, luôn than phiền mệt mỏi, mất năng lượng. 

Người trầm cảm ăn mất ngon, sút cân, ngủ rất ít, hay buồn vô cớ, chán nản, bi quan về đại dịch COVID-19 nói chung, về số phận của mình nói riêng.

 

Trầm cảm
Chán nản trầm cảm mùa dịch - Ảnh: Pixabay

Rối loạn lo âu lan tỏa

Bệnh nhân mắc rối loạn lo âu lan tỏa có biển hiện lo lắng quá mức, không thể kiểm soát. Bệnh nhân lo lắng về bất cứ chủ đề gì như bao giờ đại dịch đi qua, bao nhiêu người đã lây nhiễm, số người chết... Bệnh nhân biết các lo lắng đó là vô lý và quá mức nhưng không sao kiểm soát được.

Bệnh nhân lo lắng suốt cả ngày, từ lúc thức dậy cho đến khi ngủ. Tình trạng lo lắng căng thẳng của bệnh nhân sẽ nhanh chóng phát triển tới tất cả các khía cạnh của cuộc sống.

Lo lắng
Lo lắng quá mức - Ảnh: Pixabay

Căng thẳng - stress

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Phó Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia, dịch bệnh COVID-19 đã gây nhiều khó chịu, lo lắng cho con người – đó chính là stress.

Căng thẳng - Stress cũng có mức độ khác nhau, khi nhẹ con người có thể đối phó và cân bằng được, nhưng trường hợp nặng là stress mạnh, sốc có thể gây hậu quả lớn.

Các rối loạn liên quan đến stress là kết hợp giữa stress và nhân cách của cá nhân như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ… gây ra các hậu quả như vấn đề về trí nhớ, tim mạch, tiêu hóa, vận động…

Stress
Cẳng thẳng quá mức - Ảnh: Pixabay

Mất ngủ

Tháng 3/2020, sau 2 tháng giữ gìn cẩn thận, và không có ca bệnh Covid-19 mới, Hà Nội đã công bố ca dương tính đầu tiên với Covid-19 sau 02 tháng. Đêm đó, cả Hà Nội gần như không ngủ. 

Nhiều người dân lo lắng, bồn chồn không biết dịch bệnh tiếp theo sẽ thế nào. Sau đó là biện pháp cách ly xã hội. Điều này ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, công ăn việc làm, thu nhập của người dân và việc học hành của học sinh và nhà trường. 

Những thay đổi nhịp sống, sinh hoạt, công việc, thu nhập, lo lắng và sợ hãi đã ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon của nhiều người. 

Là đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối giữa bác sĩ và bệnh nhân, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 này, lượng người bệnh gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chungmất ngủ, rối loạn giấc ngủ nói riêng mà chúng tôi ghi nhận được tăng cao hơn mức bình thường.

Mất ngủ
Mất ngủ vì dịch bệnh - Ảnh: Pixabay

Cách phòng tránh và điều trị các rối loạn tâm thần do Covid-19

Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, để cải thiện sức khỏe tâm thần nói chung, cần duy trì và tăng cường các mối liên kết, kết nối xã hội; cần ngủ đủ giấc, đảm bảo dinh dưỡng và thường xuyên luyện tập.

Một số phương pháp tập luyện hiệu quả cho mùa Covid-19 như Chánh niệm, Thiền, kỹ thuật htâm ít thở và Yoga…để vượt qua căng thẳng, lo lắng hay mất ngủ do Covid-19. 

Các trường hợp trầm cảm nặng, lo lắng, căng thẳng và mất ngủ quá mức thì người bệnh cần đến khám tại bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được điều trị bằng thuốc hoặc các liệu pháp tâm lý. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chọn cách khám, tư vấn từ xa với bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và phương án điều trị phù hợp để vượt qua các vấn đề sức khỏe tâm thần thời Covid-19 để sống vui, sống khỏe.

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe tâm thần - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn rối loạn tâm lý, tâm thần. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên Bác sĩ, Chuyên gia khám, tư vấn rối loạn tâm lý, tâm thần từ xa. Bệnh nhân có thể đặt lịch ngay tại đây để được tư vấn

Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/nhung-anh-huong-tam-than-thoi-covid-19-n175351.html
2. https://vnexpress.net/lhq-canh-bao-khung-hoang-tam-than-vi-covid-19-4099527.html
3. https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/bac-si-chi-cach-vuot-qua-stress-trong-ai-dich-covid-19-ai-cung-can-biet
4. https://thanhnien.vn/video/phong-su/ha-noi-dem-mat-ngu-vi-co-gai-nhiem-covid-19-tro-ve-tu-chau-au-146433.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/