Mất ngủ về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị không dùng thuốc
Mất ngủ về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị không dùng thuốc
Mất ngủ về đêm
Mất ngủ về đêm tác động xấu tới sức khoẻ - Ảnh: Pixabay

Mất ngủ về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị không dùng thuốc

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 09/04/2021 | Cập nhật lần cuối: 15/01/2024
Mất ngủ về đêm thường xuyên, kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động trong ngày, làm thiếu hụt năng lượng mà còn giảm hiệu suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống kém đi.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên sâu về giấc ngủ, nếu đàn ông chỉ ngủ 4 - 5 tiếng một đêm sẽ có lượng hormone nam bằng người già hơn họ 10 tuổi.  

Thiếu ngủ khiến đàn ông già đi cả chục tuổi khi xem xét về khía cạnh sức khỏe quan trọng này. Và chúng ta cũng thấy tác động xấu tới sức khoẻ sinh sản ở phụ nữ gây ra bởi việc thiếu ngủ. 

Thực trạng mất ngủ gia tăng thời Covid-19

Giấc ngủ ngon là món quà vô giá mẹ thiên nhiên ban tặng cho mỗi người. Mất ngủ không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn có xu hướng trẻ hóa, gặp ở cả nam và nữ, người già, người trẻ. 

Là Nền tảng kết nối bệnh nhân đến với bác sĩ, cơ sở y tế chuyên sâu về giấc ngủ, theo ghi nhận của BookingCare, số người tìm đến bác sĩ chuyên khoa Rối loạn giấc ngủ tăng cao trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Triệu chứng của mất ngủ về đêm

  • Khó vào giấc ngủ ban đêm
  • Tỉnh giấc trong đêm, tỉnh dậy sớm
  • Cảm thấy không được nghỉ ngơi sau khi ngủ một đêm
  • Mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày
  • Cáu gắt, buồn chán hoặc lo âu
  • Làm việc, học tập kém tập trung
  • Căng thẳng nhức đầu
  • Lo lắng thái quá về giấc ngủ

Nếu mất ngủ thường xuyên về đêm gây khó khăn cho các hoạt động trong ngày, bạn nên đi khám chuyên khoa Rối loạn giấc ngủ để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.

Mất ngủ
Mất ngủ, khó ngủ về ban đêm - Ảnh: Pixabay

Nguyên nhân chính gây mất ngủ về đêm 

Mất ngủ về đêm thường bắt nguồn từ một số vấn đề, chẳng hạn một vấn đề y tế như: nguyên nhân gây đau hoặc sử dụng các chất gây trở ngại cho giấc ngủ. Nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ và mất ngủ về đêm bao gồm:

  • Căng thẳng, lo lắng: Áp lực, lo lắng trong công việc, học tập, gia đình, con cái… ảnh hưởng đến tâm trí khó ngủ về đêm.
  • Trầm cảm: Người mắc trầm cảm khiến hormone cân bằng hóa học trong não bị suy giảm hoặc vì lo ngại đi kèm trầm cảm có thể giữ cho thư giãn đủ để ngủ thiếp đi. Mất ngủ thường đi kèm với rối loạn sức khỏe tâm thần.
  • Bệnh lý thần kinh: Mất ngủ về đêm có thể là do nguyên nhân của các bệnh lý liên quan tới thần kinh như: đau đầu, chóng mặt, chấn thương sọ não...
  • Thuốc: Việc dùng thuốc không theo chỉ định, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ về đêm.
  • Dùng chất kích thích: Cà phê, rượu bia, thuốc lá, ma túy hay các đồ uống có cồn khác sẽ ngăn cản các giai đoạn của giấc ngủ và thường làm mất ngủ, thức giấc vào giữa đêm.
  • Thay đổi môi trường sống: Du lịch hoặc thay đổi việc làm có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, làm cho khó ngủ.
  • Thói quen ngủ: Lịch ngủ không đều, ngủ muộn khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể cũng thay đổi theo khiến bạn khó có thể có được một giấc ngủ ngon và sâu vào ban đêm.
  • Ăn muộn vào ban đêm: Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ khiến cơ thể không thoải mái khi nằm xuống, làm cho khó để có được giấc ngủ. Nhiều người gặp phải trình trạng ợ nóng, trào ngược acid và thức ăn từ dạ dày thực quản sau khi ăn.

Hệ quả của mất ngủ về đêm 

Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, việc mất ngủ thường xuyên, liên tục vào ban đêm sẽ dẫn đến nhiều hệ quả ảnh hưởng xấu tới sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể:

  • Thừa cân, béo phì hoặc gầy sút, suy nhược
  • Làm giảm hiệu quả làm việc, học tập
  • Tăng nguy cơ mắc tâm thần: trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh thông thường
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường

Vì thế, khi có những triệu chứng của mất ngủ người bệnh nên nhanh chóng đi khám tại các bệnh viện, phòng khám chữa mất ngủ uy tín để được thăm khám chuyên sâu. 

Mất ngủ gây bệnh tim mạch
Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch - Ảnh minh họa: Medlatec

Điều trị mất ngủ về đêm không dùng thuốc

Điều trị mất ngủ khó hơn là các rối loạn giấc ngủ khác. Muốn có một giấc ngủ tốt, bạn cần gạt bỏ tất cả những lo âu, phiền muộn trước khi ngủ. Mất ngủ về đêm người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị và phòng tránh mà không cần dùng đến thuốc bằng cách:

Nên làm

  • Cố gắng tạo một thời khóa biểu tốt, đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Khi căng thẳng nên thực hiện những bước thư giãn nhằm thoải mái hơn để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Ngâm chân vào nước nóng 5 phút trước khi ngủ, massage bàn chân.
  • Loại thức ăn có thể làm giảm chứng mất ngủ như chuối, hạt hướng dương hay hạt vừng rất giàu magiê - chất khiến cơ bắp được thư giãn.

Không nên

  • Sử dụng đồ uống có chứa cafein (chè, trà, cà phê, chocolate) sau 2 giờ chiều.
  • Ăn quá nhiều trước khi ngủ.
  • Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, gần giờ ngủ hoặc trong đêm.
  • Uống nước quá nhiều vào buổi tối.
  • Xem phim ảnh, sách truyện mang yếu tố căng thẳng, kinh dị trước khi đi ngủ.
  • Vận động mạnh trước khi ngủ, tập thể dục cường độ cao vào buổi chiều tối.

Sau khi biết được nguyên nhân gây mất ngủ là do bệnh lý thần kinh hay tâm thần, việc lựa chọn địa chỉ khám và chữa trị bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Với trường hợp mất ngủ do căng thẳng, lo âu, trầm cảm người bệnh nên đến khám và điều trị tại chuyên khoa Tâm thần: Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Tâm Thần – Bệnh viện quân đội 108; các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Tâm thần - giấc ngủ

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare