5 phương pháp giúp chẩn đoán ung thư

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 29/11/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Phát hiện ung thư sớm làm tăng khả năng điều trị thành công. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện bệnh ung thư sớm đã và đang được triển khai tại nhiều bệnh viện trong cả nước.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
phương pháp tầm soát ung thư
5 phương pháp giúp chẩn đoán ung thư - Ảnh: Pixabay

Thống kê cho thấy, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 150.000 ca mắc ung thư và khoảng 80.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, khác với suy nghĩ của nhiều người, ung thư không phải là dấu chấm hết.

Ung thư hoàn toàn có thể điều trị được nếu như phát hiện ở những giai đoạn đầu. Vì vậy, việc tầm soát ung thư đóng vai trò quan trọng trong phòng tránh, phát hiện sớm và điều trị ung thư.

Các bệnh ung thư thường gặp

Mỗi người nên chủ động trang bị kiến thức về ung thư cho mình để biết cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Những căn bệnh ung thư cần cảnh giác thường gặp nhất hiện nay gồm:

  • Ung thư da không tế bào hắc tố: Lở loét trên da lâu lành, hay tái phát; Mảng ngứa, đỏ, đóng vảy, nổi trên bề mặt da, bờ không rõ; Nốt đỏ, nổi trên da, gây ngứa; Xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ ở đáy của các mảng tổn thương da,...
  • Ung thư vú: Khối u sưng nhẹ, không đau ở vú, nách hoặc xương đòn; Hai vú căng tức, đau; Thay đổi màu sắc và tính chất da; Tiết dịch bất thường ở núm vú hoặc tụt núm vú
  • Ung thư phổi: Ho ra máu, kéo dài không khỏi; Đau ngực, đau xương; Thay đổi giọng nói; Viêm phổi, viêm phế quản tái phát nhiều lần
  • Ung thư đại tràng: Sút cân, mệt mỏi; Rối loạn tiêu hóa nhiều ngày; Chướng bụng; Đau bụng âm ỉ; Đại tiện có máu
  • Ung thư dạ dày: Đau thượng vị và hạ sườn trái; Khó tiêu; Sút cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân; Mệt mỏi, ăn không ngon; Đại tiện phân đen hoặc có máu
  • Ung thư cổ tử cung: Chảy máu âm đạo bất thường; Dịch âm đạo có màu xanh, vàng và mùi hôi; Đau vùng xương chậu, lưng dưới; Đau khi quan hệ; Rối loạn kinh nguyệt; Tiểu tiện, đại tiện mất kiểm soát.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở nữ giới - Ảnh: baomoi.com

5 phương pháp giúp chẩn đoán ung thư

Chẩn đoán bệnh ung thư dễ ở giai đoạn muộn nhưng lại rất khó ở giai đoạn sớm. Chẩn đoán ung thư gồm 3 bước:

  • Chẩn đoán ban đầu là (những chẩn đoán sơ bộ, định hướng một ung thư) dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Bước chẩn đoán ban đầu rất quan trọng, nếu làm tốt sẽ góp phần chẩn đoán bệnh sớm, một trong những mục tiêu trọng tâm của công tác phòng chống ung thư.
  • Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào xét nghiệm vi thể nhất là chẩn đoán bệnh lý giải phẫu.
  • Chẩn đoán giai đoạn bệnh: là bước đánh giá sự xâm lấn và lan tràn của ung thư.

Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán giúp phát hiệm bệnh ung thư sớm đã và đang được triển khai tại nhiều bệnh viện trong cả nước:

1. Chẩn đoán qua lâm sàng

Ung thư là loại bệnh mạn tính, trải qua nhiều giai đoạn phát triển: khởi phát, tăng trưởng thúc đẩy, chuyển tiếp, lan tràn, di căn.

Khi ở giai đoạn ban đầu, vì kích thước quá nhỏ và luôn có những biến đổi về mặt dịch thể (chưa có các men, các chất do u tiết ra),nên trên lâm sàng cũng như trên xét nghiệm chưa thể phát hiện được u.

Về sau khi kích thước khối u dần phát triển, một số chất do tế bào ung thư tiết ra cũng có thể đủ để phát hiện bệnh.

Tuy nhiên chẩn đoán qua lâm sàng sẽ không phù hợp trong trường hợp khối u nằm ở vị trí khó phát hiện, bệnh trong giai đoạn sớm, vì thế bạn có thể cân nhắc và lựa chọn các phương pháp hiện đại hơn trong chẩn đoán ung thư ở trong phần dưới.

2. Chẩn đoán hình ảnh

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong chẩn đoán ung thư bao gồm: chụp X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp PET-CT giúp các bác sĩ quan sát chi tiết các bộ phận bên trong cơ thể, đồng thời phát hiện ra các bất thường, chẳng hạn như khối u.

Xquang

Là phương pháp điển hình trong chẩn đoán bệnh ung thư. Chẳng hạn Xquang phổi để phát hiện ung thư phế quản, phát hiện những di căn ở phổi. Ung thư vú, ung thư xương, ung thư thận… cũng được phát hiện nhơ phương pháp này.

Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan)

Một phương pháp mới, hiện đại với kỹ thuật điện quang được hoàn thiện. Scanner cho phép nghiên cứu toàn bộ cơ thể và phát hiện được những khối u nhỏ, khoảng 1 cm đường kính ở sâu như u não, u trung thận, u tụy, u sau phúc mạc, u khung chậu...

Siêu âm

Siêu âm có giá trị để phát hiện những khối u gan, u buồng trứng, u thận. Siêu âm cho biết được tính chất của khối u (u đặc, u nang ...). Siêu âm còn giúp hướng dẫn sinh thiết khối u qua da đạt hiệu quả cao, ít làm tổn thương tổ chức xung quanh.

PET/CT

Phương pháp PET/CT là thiết bị y khoa hạt nhân áp dụng công nghệ kết hợp giữa máy PET và máy CT, có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư, cả ung thư giai đoạn sớm ngay sau khi cơ thể chỉ mới có sự thay đổi bệnh lý về chuyển hóa mà chưa hình thành tổn thương về mặt cấu trúc.

Ngoài ra, thiết bị còn giúp tìm kiếm ở các bệnh nhân vị trí ung thư di căn, vị trí ung thư nguyên phát, giúp các bác sĩ tiên lượng và có nững phương pháp điều trị hiệu quả.

Chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong chẩn đoản ung thư -  Ảnh: Pinterest 

3. Chẩn đoán qua nội soi

Nội soi là phương pháp thăm khám các hốc tự nhiên và một số nội tạng của cơ thể nhờ những phương tiện quang học (máy nội soi). Mỗi cơ quan có máy nội soi riêng và ngày càng hoàn thiện nhờ sự tiến bộ của kỹ nghệ quang học.

Nội soi đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư hạ họng thanh quản, ung thư phế quản, ung thư bàng quang ...

Trong đó, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng là loại ung thư gặp khá phổ biến trong bệnh lý về đường tiêu hóa. Phần lớn ung thư dạ dày và đại tràng chỉ được phát hiện thông qua nội soi.

Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, nôi soi tiêu hóa không còn đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ. Hiện nay, ngoài nội soi thường (nội soi tươi) người bệnh có thể lựa chọn hình thức soi có gây mê nhằm làm giảm bớt cơn đau mà kết quả vẫn hoàn toàn chính xác.

4. Chẩn đoán qua các xét nghiệm

Các xét nghiệm trong chẩn đoán ung thư gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm tủy, xét nghiệm tế bào... Mỗi loại xét nghiệm lại tương thích với từng bệnh khác nhau.

Xét nghiệm máu

Phương pháp để tìm dấu ấn ung thư hay chính xác hơn là định lượng dấu ấn ung thư trong máu cũng có giá trị nhất định nếu biết cách sử dụng. Xét nghiệm này thật sự hữu ích trong đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị.

Một số xét nghiệm máu giúp hỗ trợ trong chẩn đoán ung thư như:

  • Xét nghiệm kháng nguyên PSA giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt
  • Xét nghiệm kháng nguyên CA 125 – một dạng kháng nguyên ung thư 125 trong máu giúp phát hiện ung thư buồng trứng
  • Xét nghiệm CA 199 phát hiện ung thư tụy, dạ dày…

Tuy nhiên, xét nghiệm máu thường phải kết hợp cùng các xét nghiệm khác để đưa ra kết quả chính xác nhất, bởi kết quả xét nghiệm có lúc cho âm tính giả, có lúc cho dương tính giả.

Xét nghiệm tủy để phát hiện ung thư máu

Phương pháp này giúp xác định chính xác hơn khả năng mắc ung thư máu của bệnh nhân. Theo phương pháp này, các chuyên gia sẽ tiến hành chọc tủy và đem đi xét nghiệm để phân loại và xác định các loại tế bào máu trong tủy. Nếu lượng Junvenile cell trong máu tăng cao, vượt quá 5% hoặc thậm chí có thể hơn 30% thì có thể xác định bệnh nhân bị ung thư máu.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

Xét nghiệm tế bảo cổ tử cung (xét nghiệm Pap) dùng để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi chúng có thể chuyển thành ung thư xâm lấn. Nếu tế bào tiền ung thư được tìm thấy, có thể tiến hành điều trị và ngăn chặn trước khi nó bắt đầu ung thư.

5. Chẩn đoán qua sinh thiết

Sinh thiết là một xét nghiệm chẩn đoán ung thư được áp dụng cho hầu hết tất các loại ung thư, vì nó cung cấp kết quả chính xác.

Thông thường, các bác sĩ Ung bướu sẽ cho làm sinh thiết sau khi một loạt các xét nghiệm, chẩn đoán chẳng hạn như X-quang, CT,… và đã xác định được khối u.

Trong quá trình thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ 1 số mô và quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm dấu hiệu của ung thư.

Tóm lại

Có nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau và việc sử dụng phương pháp nào trong chẩn đoán bệnh là theo định hướng, chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, lựa chọn địa chỉ thực hiện các phương pháp chẩn đoán ung thư cũng đóng vai trò rất quan trọng, bạn nên lựa chọn những cơ sở chuyên về ung bướu để thăm khám như tại Hà Nội: Bệnh viện K, Bệnh viện ung bướu Hà Nội, Khoa ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám tầm soát ung thư . Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/6-xet-nghiem-giup-phat-hien-som-ung-thu-n115652.html
2. https://www.dieutri.vn/daicuongungthu/dai-cuong-chan-doan-benh-ung-thu
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/