- Xuất bản: 01/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 01/11/2023
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ - Ảnh: Vheg
Kinh nguyệt không đều thường là triệu chứng của một bệnh lý hoặc một vấn đề khác về sức khỏe. Chị em phụ nữ không nên chủ quan chờ kinh nguyệt tự ổn định lại, mà hãy thăm khám để biết chính xác nguyên nhân là gì, từ đó biết cách điều trị phù hợp.
Kinh nguyệt đều đặn, ổn định chứng tỏ chị em đang có tình trạng sức khỏe tốt. Ngược lại, kinh nguyệt không đều là dấu hiệu nguy hại và có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như nhan sắc của chị em phụ nữ.
Kinh nguyệt không đều là gì?
Thời gian của mỗi chu kỳ kinh nguyệt được tính từ khi bắt đầu kỳ kinh này đến khi bắt đầu kỳ kinh sau (ngày bắt đầu là ngày đầu tiên chảy máu).
Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ hàng tháng, kéo dài từ 21 - 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Số ngày hành kinh sẽ nằm trong khoảng từ 3 - 5 ngày, thậm chí có thể là 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ là 5 - 80ml.
Những trường hợp sau đây được xem là kinh nguyệt không đều (còn gọi là rối loạn kinh nguyệt):
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em tháng trước là 28 ngày, tháng này lại 40 ngày nhưng tháng sau lại 30 ngày…
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày
Số ngày ra máu kinh quá 7 ngày hoặc dưới 2 ngày
Màu sắc hoặc tính chất máu kinh bị thay đổi như máu kinh có màu nâu, máu kinh bị vón cục
Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít
Rong kinh, rong huyết
Không có kinh trong thời gian dài (vô kinh) ...
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều
Tình trạng kinh nguyệt thất thường ở chị em phụ nữ có thể là do một số nguyên nhân như:
Rối loạn nội tiết, hormone trong cơ thể (bệnh tuyến giáp, tuyến yên)
Mắc các bệnh Phụ khoa (u nang buồng trứng,đa nang buồng trứng, u xơ tử cung)
Rối loạn tiêu hóa (ăn thiếu chất, ăn uống thất thường, không lành mạnh)
Phụ nữ đang mang thai; đang cho con bú
Lạm dụng rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện, tăng cân hoặc giảm cân đột ngột...
Kinh nguyệt không đều có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe, một bệnh lý khác của cơ thể. Có khi chỉ là bệnh đơn giản, nhưng cũng có thể là bệnh nguy hiểm.
Do vậy, cần đikhám Phụ khoa để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là gì.
Nếu kinh nguyệt không đều do nguyên nhân như: tăng giảm cân đột ngột, thiếu chất dinh dưỡng, thay đổi môi trường sống... thì chỉ cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt là có thể ổn định được.
Nhưng kinh nguyệt không đều cũng là biểu hiện của bệnh lý khác như:cường giáp, suy giáp (các bệnh rối loạn nội tiết); buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng,polyp buồng tử cung u xơ tử cung (các bệnh Phụ khoa)... Tất cả những bệnh này nếu không điều trị sớm, đều ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Mong muốn sinh con của bạn cũng bị cản trở nhiều nếu bị rối loạn kinh nguyệt. Bạn sẽ khó tính toán chu kỳ kinh, thời gian rụng trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng...
Vì vậy, nếu thấy tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường xuyên xảy ra, hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn, chị em phụ nữ cần đikhám sản phụ khoa sớm.
Cách điều trị kinh nguyệt không đều
Cách điều trị kinh nguyệt không đều cũng sẽ dựa theo nguyên nhân là gì. Mỗi nguyên nhân sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Điều quan trọng đầu tiên là bạn cần khám và tư vấn với bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng của mình.
Bên cạnh đó, có thể thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày như:
Tăng cường tập thể dục
Tập thể dục hàng ngày phù hợp với bản thân, có thể tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga, cầu lông...
không tập luyện quá sức giúp cho chị em có một hệ tuần hoàn và trao đổi chất tốt giúp loại bỏ những rối loạn nội tiết.
Thay đổi thực đơn hàng ngày
Nên tạo cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu, bổ sung rau củ quả và nên ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Ăn uống đầy đủ, đa dạng một thời gian, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện rõ rệt.
Hạn chế sử dụng chất kinh thích
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, thực phẩm cay nóng… sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý trong cơ thể, từ đó gây kinh nguyệt không đều.
Hãy tạo thói quen hạn chế chất kích thích. Không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt, chất kích thích còn ảnh hưởng đến sức khỏe gan mật.
Giữ tâm lý thoải mái
Các yếu tố tâm lý tiêu cực như căng thẳng, stress, lo lắng, sợ hãi… gây ức chế hoạt động của tuyến yên khiến cho quá trình tiết dịch và rụng trứng không đều dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Hãy giải tỏa tâm lý, không nên lo lắng quá.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc co mạch… đặc biệt là thuốc phá thai. Khi sử dụng có thể sản sinh ra những tác dụng phụ gây rối loạn kinh nguyệt.
Cách khắc phục nguyên nhân này là hãy dừng thuốc, kinh nguyệt sẽ sớm đều trở lại.
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và thăm khám phụ khoa giúp kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh, phát hiện và điều trị những bệnh mạn tính hay các bệnh phụ khoa khác có thể có.
Trên đây là một số thông tin về rối loạn kinh nguyệt, tình trạng mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Hy vọng có thể cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp ban hiểu rõ hơn về "nỗi ám ảnh" này.