5 yếu tố giúp vợ thoát khỏi Trầm cảm sau sinh

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 10/11/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

5 yếu tố giúp đấng mày râu khẳng định bản thân trong vai trò làm cha, làm chồng trong việc giúp vợ thoát khỏi trầm cảm, xây dựng hạnh phúc gia đình. Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú chia sẻ thông tin để bạn đọc tham khảo trong bài viết này.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Người chồng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phụ nữ vượt qua trầm cảm sau sinh
Người chồng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phụ nữ vượt qua trầm cảm sau sinh - Ảnh: pixabay

"Trầm cảm sau sinh" là cụm từ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây khi mà đã có rất nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra với trẻ sơ sinh, những người phụ nữ đang trong thời kì mang thai, sinh con, ở cữ.

Trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể được hạn chế và kiểm soát nhờ vào sự quan tâm, chăm sóc của người bạn đời. Tuy nhiên, việc chủ động chia sẻ cùng người phụ nữ, đặc biệt trong chăm sóc con cái, với nam giới không phải lúc nào cũng dễ dàng, với những người lần đầu làm cha thì lại càng khó khăn hơn.

Mặc dù không dễ để giúp vợ thoát khỏi trầm cảm, nhưng bằng tình yêu thương với gia đình, BookingCare tin rằng tất cả các ông chồng đều có thể làm được. Đây cũng là cách để các anh ghi điểm trong mắt các chị và giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Vậy, trầm cảm sau sinh là gì, người chồng nên đồng hành cùng vợ trên chặng đường nuôi dạy con ra sao để giúp vợ tránh khỏi căn bệnh này, và nếu gặp phải thì nhanh chóng vượt qua, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây được chia sẻ bởi bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú - bác sĩ khoa Bán cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.

THÔNG TIN BSCKI NGUYỄN THỊ CẨM TÚ

  • Bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần
  • Bác sĩ Điều trị khoa Bán cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (2016 - nay)
  • Giảng viên thỉnh giảng, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam

Trầm cảm sau sinh là gì?

Theo thống kê của các chuyên gia, có khoảng 80% sản phụ trải qua chứng rối loạn tâm lý sau sinh với những biểu hiện như mệt mỏi, buồn bã, mất ngủ... Tuy nhiên những triệu chứng rối loạn tâm lý hậu sản này sẽ hết sau từ 1 - 2 tuần. Nếu vẫn kéo dài thì có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh.

Chứng trầm cảm sau sinh có thể do kết hợp các yếu tố thể chất và tinh thần:

  • Sau khi sinh, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ nhanh chóng giảm xuống dẫn đến sự thay đổi hóa học trong não bộ người mẹ và gây ra sự thay đổi tâm trạng.
  • Ngoài ra, nhiều bà mẹ không được nghỉ ngơi cần thiết cùng với thiếu ngủ liên tục có thể dẫn đến gánh nặng về thể chất và kiệt sức, điều này đóng góp lớn vào các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Một số dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

  • Tâm trạng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.
  • Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết lý do vì sao lại khóc.
  • Luôn cảm thấy lo sợ, sợ hãi.
  • Buồn phiền, cáu kỉnh, bồn chồn.
  • Rơi vào trạng thái mất ngủ, không thể yên tâm ngủ say, hoặc ngủ quá nhiều.
  • Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định.
  • Giận dữ, mất kiểm soát.
  • Không quan tâm đến bản thân, thấy không còn các sở thích như ngày xưa.
  • Đau đớn về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.
  • Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều.
  • Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con.
  • Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con.
  • Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con.

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa, nặng và rất nặng tùy từng người. Biểu hiện ở mỗi người cũng khác nhau, chính vì vậy, người bạn đời nên quan tâm, chia sẻ, lắng nghe vợ mình nhiều hơn trong thời kỳ mang thai, ở cữ để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường và cùng đồng hành với cô ấy vượt qua trầm cảm ngay từ giai đoạn sớm.

Cần lưu ý rằng, trầm cảm sau sinh càng lâu thì người phụ nữ càng có nguy cơ cao tiến đến trầm cảm nặng, có thể gây hại đến tính mạng của con và chính mình.

5 yếu tố giúp vợ thoát khỏi trầm cảm sau sinh

Người chồng, cũng là người bạn đời, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp phụ nữ không mắc phải và nhanh chóng vượt qua chứng trầm cảm sau sinh.

5 yếu tố dưới đây sẽ giúp người chồng nâng cao vai trò của mình trong việc giúp phụ nữ thoát khỏi trầm cảm sau sinh.

Lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn

Theo bác sĩ Cẩm Tú, sau khi trải qua thời kì mang thai và một cuộc sinh nở, sự thay đổi hormon và cơ thể khiến người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, có thể những chuyện rất nhỏ nhặt cũng có thể tác động tiêu cực lên tâm trạng của họ. Trên hết, người mà phụ nữ cần lúc này là một người tin tưởng để có thể chia sẻ mọi điều.

Lắng nghe cô ấy tâm sự nhiều hơn, tránh phán xét, bởi điều này có thể khiến mọi chuyện tồi tệ hơn và còn khiến người phụ nữ mất niềm tin vào người bạn đời của mình.

Chia sẻ việc chăm sóc con giúp vợ thoát khỏi trầm cảm
Chia sẻ việc chăm sóc con giúp phụ nữ hạn chế trầm cảm sau sinh - Ảnh: pixabay

Tránh việc so sánh và chê bai

Việc chăm sóc con, đặc biệt khi có con lần đầu và nuôi con bằng sữa mẹ khiến phụ nữ gần như hoàn toàn kiệt sức nếu không có sự hỗ trợ từ phía gia đình, đặc biệt là người chồng.

Việc so sánh "con nhà người ta", khiến người phụ nữ nghĩ mình là người mẹ xấu. Mỗi đứa trẻ là một cá nhân riêng biệt, có tính cách, chỉ số phát triển riêng. Rất khó để đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua một trẻ khác.

Đồng hành cùng vợ trong quá trình chăm sóc con

Chủ động chăm con, dỗ con hay cho con ăn vào ban đêm để cô ấy có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn sau cuộc sinh nở vất vả. 

Ngoài ra, đồng hành cùng vợ trong việc tìm hiểu về các phương pháp nuôi con khoa học, cách chăm sóc con khi ốm sẽ khiến phụ nữ không cảm thấy "cô đơn" trong hành trình làm mẹ của mình.

Hơn nữa, việc chia sẻ và ủng hộ từ phía người chồng sẽ giúp người vợ tự tin hơn, có nhiều thời gian cho bản thân hơn.

Khuyến khích và tạo điều kiện để vợ tham gia các hoạt động

Việc chăm con sẽ chiếm hết thời gian trong ngày của người vợ. Việc lâu ngày không tham gia các hoạt động xã hội và chỉ xoay quanh "bỉm, sữa" cũng khiến nhiều phụ nữ stress.

Vì vậy, nên tạo điều kiện và khuyến khích cô ấy ra ngoài nhiều hơn, có thể đi spa, gặp bạn bè hoặc đơn giản chỉ là việc chăm con giúp vợ để phụ nữ có thể thoải mái tắm hay gội đầu mà không cần lo đến việc con khóc.

Luôn bên cạnh vợ, lắng nghe và đồng hành cùng cô ấy trong mọi việc sẽ giúp phụ nữ vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Chủ động chia sẻ và đưa vợ đi tư vấn tâm lý

Trong quá trình chăm con cùng vợ, nếu thấy cô ấy có bất kì dấu hiệu nào của việc stress mà không giải tỏa được, nên đưa cô ấy đến gặp các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ về chăm sóc tinh thần để thăm khám và điều trị sớm.

Việc thăm khám và tư vấn tâm lý hoàn toàn có thể được thực hiện qua gặp trực tiếp bác sĩ hoặc tư vấn từ xa qua video, rất thuận tiện cho phụ nữ đang chăm con không có nhiều thời gian. Các anh chồng nên tìm hiểu trước và đưa vợ đi khám.

Việc đồng hành cùng vợ trong quá trình điều trị bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp phụ nữ nhanh chóng vượt qua trầm cảm.

Trên đây là những tổng hợp và trải nghiệm thực tế của BookingCare về việc hỗ trợ phụ nữ vượt qua trầm cảm sau sinh. Mong rằng nội dụng bài viết sẽ hữu ích cho nhiều anh chồng đang tìm kiếm các giải pháp và mong muốn đồng hành cùng vợ mình.

Nội dung bài viết trên đây được tham khảo ý kiến chuyên môn của BSCKI Nguyễn Thị Cẩm Tú, bác sĩ điều trị khoa Bán cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.

 
 

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ khám tư vấn bệnh trầm cảm từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/cach-thoat-khoi-tram-cam-sau-sinh-cua-mot-ba-me-bim-sua-n133759.html
2. https://www.maihuong.gov.vn/vi/tram-cam/vai-tro-nguoi-than-trong-dieu-tri-tram-cam-sau-sinh.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/