Việc chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà là điều được nhiều người quan tâm. Các phương pháp chăm sóc đơn giản giúp người bệnh chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, đóng góp vào việc đồng hành, nâng cao hiệu quả chữa bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà
Để chữa trị và làm hạn chế tái phát tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn tại nhà, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản như sau:
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị đau đầu chóng mặt buồn nôn. Người bệnh nên ăn đủ bữa, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: rau có lá màu xanh thẫm, súp lơ xanh…; các loại protein (thịt bò, thịt cừu, thịt dê,...) trái cây tươi (ổi, bưởi, cà chua, kiwi, dâu tây, ớt chuông,...) và các loại cá giàu axit béo, omega - 3.
Đồng thời, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như cafein, rượu, muối, bột ngọt và các loại thực phẩm chứa natri (sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, củ cải, cần tây, cà rốt, bánh quy)… có thể giúp giảm nguy cơ đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Vận động và tập luyện
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hay các thư thế yoga thư giãn như: Asana, Savasana,... vào buổi sáng hoặc chiều trong ngày. Việc vận động đều đặn, vừa sức giúp giảm căng thẳng cải thiện tuần hoàn máu và cân bằng hệ thần kinh, từ đó giảm triệu các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Thư giãn và nghỉ ngơi
Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý là một cách hiệu quả để giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Người bệnh nên tạo cho mình một môi trường sống yên tĩnh và thoải mái, tắt đèn khi ngủ và nghỉ ngơi ít nhất 30 phút khi làm việc ban ngày để não được nghỉ ngơi và làm việc tốt hơn.
Sử dụng dược liệu
Một số loại thuốc tự nhiên như gừng, trà xanh, cam thảo, táo tàu đỏ,... có thể giúp giảm triệu chứng đau đầu chóng mặt và buồn nôn. Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày dưới dạng trà hoặc bổ sung qua các bữa ăn để hỗ trợ quá trình chữa trị.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại tinh dầu như: tinh dầu oải hương, tinh dầu cam thảo, tinh dầu chanh sả,… giúp giảm cảm giác đau đầu và ngủ ngon hơn.
Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Người bệnh sử dụng khăn lạnh chườm lên trán, cổ hoặc sử dụng túi chườm nóng ở vùng cổ và vai trong khoảng 15 phút. Việc sử dụng nhiệt hoặc lạnh làm giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tuy nhiên cần lưu ý thời gian chườm để tránh tình trạng bỏng nóng (hoặc bỏng lạnh).
Xoa bóp lưu thông
Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp massage nhẹ nhàng ở vùng cổ, vai, đầu, mặt trong cổ tay, lòng bàn chân và xoa bóp các vùng trên trán… giúp giảm đau và lưu thông máu tốt hơn.
Đau đầu chóng mặt buồn nôn khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Trong trường hợp áp dụng một số bài tập tại nhà để chữa trị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, người bệnh vẫn cần lưu ý theo dõi các biến chứng khác có thể xảy ra. Nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau đầu hoa mắt chóng mặt kéo dài và nghiêm trọng hơn
- Đau đầu kèm sốt cao
- Suy giảm thị lực, thính lực
- Không đi thể di chuyển, mất khả năng duy trì thăng bằng cho cơ thể.
Người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là một số cách chữa đau đầu, chóng mặt, buồn nôn tại nhà, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp vào sinh hoạt để giảm thiểu triệu chứng. Ngoài ra, cần kết hợp thêm việc thăm khám từ bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.