Đau đầu chóng mặt là triệu chứng phổ biến cần điều trị dứt điểm để hạn chế ảnh hưởng đến các hoạt động hàng này. Điều này đòi hỏi người bệnh cần chủ động đi khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Đau đầu là một cảm giác không thoải mái hoặc cảm thấy nặng đầu, đau ở vùng đầu. Chóng mặt là hiện tượng cơ thể cảm thấy mất thăng bằng, cảm thấy chuyển động liên tục dù đang đứng yên. Bệnh thường gặp ở người lao động trí óc, dân văn phòng, những đối tượng từng gặp chấn thương tâm lý,...
Chóng mặt thường đi kèm với biểu hiện đau đầu và ngược lại, gây ra cảm giác đau nhức và mất kiểm soát thăng bằng cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Đau đầu chóng mặt thường có các biểu hiện chính như:
Ngoài ra, người bệnh còn có thể biểu hiện một số triệu chứng khác như:
Đau đầu chóng mặt có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó phổ biến gây nên hiện tượng đau đầu chóng mặt là:
Môi trường bị ô nhiễm: tiếng ồn, ánh sáng, không khí,...
Áp lực công việc căng thẳng, môi trường sống có nhiều xung đột (gia đình, xã hội…).
Chấn thương vùng đầu (bên ngoài hay bên trong) tác động hoặc làm xáo động cấu trúc cảm nhận của thần kinh.
Các bệnh lý thần kinh, tiền đình, tuần hoàn máu ảnh hưởng đến chức năng vận hành của não bộ hoặc gây rối loạn hệ tiền đình.
Đau đầu, chóng mặt có thể xuất phát từ các bệnh lý thần kinh như:
Bệnh lý hệ thần kinh: suy nhược thần kinh (trầm cảm, lo âu,...) hoặc các bệnh khác như: đái tháo đường, viêm tai giữa, loét dạ dày, rối loạn hệ tiền đình...
Các bệnh liên quan đến não bộ: Xơ vữa động mạch dẫn máu lên não, dị dạng mạch máu, các khối u não, thiếu máu não, đột quỵ…
Bệnh đau nửa đầu (trái, phải) kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và âm thanh, mệt mỏi...
Bệnh Ménière: bệnh rối loạn tai trong gây ra chóng mặt, đau đầu và suy giảm thính lực.
Các bệnh lý về cột sống cổ: thoái hóa đốt sống cổ, lệch hoặc trật cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, …
Để biết chính xác nguyên nhân chóng mặt đau đầu của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán cụ thể như:
Kiểm tra lâm sàng: huyết áp, thị lực, tai mũi họng...
Xét nghiệm máu: tìm kiếm dấu hiệu liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp.
Xét nghiệm hình ảnh: chụp cắt lớp (CT - scan), chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá cấu trúc não, tai, xương chậu và cột sống.
Kiểm tra thính lực: xác định những bất thường trong chức năng nội nhĩ.
Kiểm tra tiền đình: áp dụng các bài kiểm tra khả năng kiểm soát thăng bằng với những trường hợp nghi ngờ rối loạn tiền đình.
Đánh giá tâm lý: tìm kiếm dấu hiệu căng thẳng, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gây ra đau đầu, chóng mặt.
Đau đầu chóng mặt là hiện tượng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý. Việc nắm bắt các triệu chứng và thực hiện các biện pháp chẩn đoán sớm với bác sĩ giúp người bệnh hiểu rõ về tình trạng sức khỏe và can thiệp các phương pháp điều trị đau đầu chóng mặt tại nhà hoặc đến cơ sở y tế khi cần thiết.