Ở người bệnh mắc suy tim, chức năng bơm máu của tim bị suy giảm, máu cung cấp đến các bộ phận, cơ quan không đáp ứng được nhu cầu mà cơ thể cần. Chính vì vậy, gây ra các biến chứng suy tim ở các cơ quan gồm gan, thận, phổi,... Nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời, những biến chứng này sẽ gây nguy hại đến sức khỏe của người bệnh.
Suy tim là một bệnh lý tim mạch mãn tính và sẽ phát triển nặng hơn theo thời gian, đi kèm với tỉ lệ tử vong tương đối cao. Đặc biệt, khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng sẽ đi kèm với các biến chứng biểu hiện ở nhiều cơ quan trên cơ thể, bao gồm:
Suy tim có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây suy thận. Ngoài ra, thận không được cung cấp đầy đủ máu dẫn đến chức năng lọc máu, đào thải độc tố, muối và nước cũng bị suy giảm. Lượng lớn muối trong cơ thể không được thải ra ngoài gây nên tăng huyết áp, phù nề
Tổn thương thận do suy tim có thể cần phải lọc máu để điều trị.
Cấu tạo của tim chúng ta vốn có 4 van tim tương ứng với 4 buồng tim có chức năng đóng/mở nhịp nhàng để đảm bảo lưu lượng máu qua tim luôn di chuyển đúng hướng. Khi bị suy tim, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đảm bảo đáp ứng nhu cầu của cơ thể. ĐIều này cũng đồng nghĩa với việc van tim phải làm việc nhiều hơn khiến cấu trúc của chúng thay đổi, có thể phá vỡ cấu trúc bình thường của van tim.
Đây là tình trạng thiếu tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Tim bị suy giảm chức năng, không cung cấp đủ lượng máu mà cơ thể cần. Khi bị thiếu máu, thận không thể tạo ra một loại protein gọi là erythropoietin (EPO), có chức năng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mới., do đó dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Mắc suy tim khiến nhịp tim không ổn định, tim có thể đập quá nhanh, đập quá chậm hoặc không đều. Một số rối loạn nhịp tim thường gặp ở người bệnh suy tim có thể kể đến như: rung tâm nhĩ, block nhánh trái, nhịp tim nhanh thất và rung thất.
Ngoài ra, nhịp tim không đều còn làm tăng nguy cơ đột tử do tim, tức tim dừng đột ngột dẫn đến tử vong
Suy tim có thể gây tích tụ một lượng lớn dịch trong gan. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương gan nghiêm trọng, tăng nguy cơ mắc xơ gan, suy gan ở người bệnh suy tim.
Tim bị tổn thương dẫn đến không thể bơm máu ra cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu bị ứ lại trong hệ mạch máu phổi, làm tăng áp lực mao mạch bên trong phổi. Đồng thời, đẩy dịch thừa vào trong túi khí của phổi gây ra tình trạng khó thở. Hiện tượng này được gọi là phù phổi.
Một số biểu hiện của người bệnh suy tim mắc chứng phù phổi như: Khó thở dữ dội, da tái lạnh, nhợt nhạt, ho khan, có thể ho ra bọt màu hồng.
Suy tim có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ và mỡ. Ở giai đoạn cuối, người bệnh suy tim có thể giảm rất nhiều trọng lượng và khối lượng cơ bắp trong thời gian ngắn.
Một số khuyến cáo từ chuyên gia để phòng ngừa bệnh suy tim cũng như phòng ngừa biến chứng của bệnh:
Tổng kết lại, các biến chứng suy tim tại tim, gan, phổi, thận,... đều để lại hậu quả nghiêm trọng, cần tốn thời gian và chi phí để điều trị. Do đó, nếu bản thân bạn hoặc có người thân trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh suy tim, hãy cố gắng tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ, kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, hình thành các biến chứng.