7 điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm triglyceride
7-dieu-can-biet-ve-xet-nghiem-triglyceride
Xét nghiệm triglyceride đo lường một trong các loại mỡ máu của cơ thể - ảnh: BookingCare

7 điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm triglyceride

Tác giả: - Xuất bản: 05/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/11/2023
Những thông tin về xét nghiệm triglyceride và các vấn đề cần lưu ý về xét nghiệm này được tổng hợp chi tiết trong bài viết sau đây.

Xét nghiệm triglyceride đo lượng chất béo tổng hợp từ thức ăn thông qua mẫu máu. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm triglyceride trong bất kỳ lần kiểm tra mỡ máu, kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc có nghi ngờ nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Tổng quan về xét nghiệm triglyceride

Triglyceride là một dạng mỡ tồn tại trong máu. Đây là tế bào mỡ cung cấp năng lượng sống cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu lượng triglyceride ở mức cao được duy trì lâu dài trong cơ thể có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến động mạch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp.

Kết quả xét nghiệm triglycerid có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm triglyceride có thể xác định nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các tình trạng khác ảnh hưởng đến động mạch của người xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm chức năng gan được căn cứ theo mức triglyceride tiêu chuẩn để bác sĩ quyết định có cần điều trị hay không.

Mức triglycerid bình thường khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Theo hướng dẫn chung, kết quả xét nghiệm có thể so sánh và kết luận dựa trên các mức tiêu chuẩn sau:

  • Mức triglycerid bình thường: dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L).
  • Mức triglyceride tương đối cao: từ 150-199 mg/dL (1,7-2,2 mmol/L), người bệnh có thể xuất hiện nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.
  • Mức triglyceride cao: 200 mg/dL (2,3 mmol/L) trở lên có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu.

Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm triglyceride

Xét nghiệm triglyceride thường khuyến khích bắt đầu áp dụng vào mục đích sàng lọc cho những người từ 9 -11 tuổi trở lên. Đặc biệt, xét nghiệm này được khuyến cáo thực hiện định kỳ cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, những người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, có chỉ số xét nghiệm cholesterol hoặc huyết áp cao, hút thuốc lá...

Tần suất thực hiện xét nghiệm triglyceride

Xét nghiệm triglyceride có thể được thực hiện theo khoảng thời gian định kỳ hoặc hàng năm tùy vào tình trạng sức khỏe và hướng dẫn của bác sĩ. Nhìn chung, tần suất xét nghiệm triglyceride cho các đối tượng tham khảo như sau:

Nhóm từ 2 đến 19 tuổi

Các xét nghiệm sàng lọc được khuyến khích áp dụng cho nhóm từ 9 đến 11 tuổi theo định kỳ 5 năm một lần. Nếu tiền sử gia đình có trường hợp mắc bệnh mỡ máu, đau tim, đột quỵ hoặc các nguy cơ khác liên quan đến tim mạch, trẻ nên được thực hiện xét nghiệm kiểm tra từ hai tuổi.

Nhóm từ 20 tuổi trở lên

Nam giới và nữ giới trưởng thành từ 20 đến 55 tuổi nên thực hiện xét nghiệm triglyceride định kỳ 5 năm một lần. Tần suất thực hiện xét nghiệm được đẩy lên từ 1 đến 2 năm/lần đối với nam từ 45 tuổi và nữ từ 55 tuổi trở lên. Các trường hợp trên 65 tuổi nên được thực hiện xét nghiệm hàng năm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm triglyceride

Kết quả xét nghiệm triglyceride có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:

  • Chế độ ăn uống: việc ăn một bữa ăn nhiều chất béo trước xét nghiệm có thể làm tăng mức triglyceride trong máu. Nếu người xét nghiệm không tuân thủ quy định về thời gian nhịn ăn có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Dùng thuốc: một số loại thuốc chứa thiazide, beta-blockers, corticosteroids và hormone tăng sinh có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm triglyceride.
  • Tình trạng sức khỏe: những người có các bệnh trước đó như tiểu đường, gan, thận và rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến mức triglyceride trong máu.
  • Hoạt động vận động: mức độ hoạt động vận động hàng ngày có thể ảnh hưởng đến mức triglyceride. Tần suất vận động cao có thể khiến lượng triglyceride trong máu giảm xuống.

Phương pháp xét nghiệm triglyceride

Xét nghiệm triglyceride có thể thực hiện bằng các phương pháp phân tích mẫu như:

  • Xét nghiệm máu tĩnh mạch: đây là phương pháp phổ biến nhất để đo mức triglyceride trong máu. Bác sĩ sẽ dùng ống kim tiêm lấy máu từ tĩnh mạch của người xét nghiệm, sau đó bảo quản và đưa vào phòng xét nghiệm để đo lường triglyceride.
  • Xét nghiệm mẫu máu ngón tay: người xét nghiệm được lấy mẫu máu từ ngón tay thay cho máu ở tĩnh mạch. Tuy nhiên, kết quả mẫu máu ở ngón tay thường có độ chính xác không cao như phương pháp xét nghiệm máu tĩnh mạch.
  • Xét nghiệm chất thải: một số trường hợp xét nghiệm triglyceride có thể được thực hiện bằng cách thu thập chất thải của người bệnh sau khi sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo. Phương pháp này cho phép đánh giá cách cơ thể xử lý triglyceride sau khi ăn.

Những lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm triglyceride

Trước khi thực hiện xét nghiệm triglyceride, người làm xét nghiệm có thể được yêu cầu tuân theo một số hướng dẫn cụ thể. Thông thường, những đối tượng này có thể được bác sĩ yêu cầu nhịn ăn từ 8 - 12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Trong thời gian nhịn ăn, người xét nghiệm có thể uống nước lọc để tránh tình trạng mất nước.

Bên cạnh đó, người làm xét nghiệm nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bệnh án hoắc kết quả xét nghiệm trước đó nếu. Điều này đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm sẽ phản ánh chính xác lượng triglyceride trong máu cũng như bác sĩ có được căn cứ chẩn đoán chính xác hơn cùng kết quả xét nghiệm.

Trên đây là những điều cần lưu ý liên quan đến xét nghiệm triglyceride. Một số hướng dẫn cụ thể về chuẩn bị cho xét nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu của bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, người làm xét nghiệm nên tham khảo thêm những yêu cầu của bác sĩ để quá trình và kết quả xét nghiệm mỡ máu này được thuận lợi và chính xác.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết