Xét nghiệm cholesterol có thể đưa ra những chỉ số chi tiết để đo lượng mỡ trong máu, từ đó xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch và động mạch vành. Vì vậy, hiểu rõ ý nghĩa và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi xét nghiệm mang tới những đánh giá chính xác về sức khỏe của người làm xét nghiệm.
Xét nghiệm cholesterol là xét nghiệm được sử dụng để đo lường cholesterol trong máu. Xét nghiệm cholesterol có thể đánh giá nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch.
Kết quả của xét nghiệm cung cấp thông tin về tổng lượng cholesterol, lượng cholesterol LDL thấp (Low-density lipoprotein), cholesterol HDL cao (High-density lipoprotein) và lượng triglyceride trong máu.
Có hai loại xét nghiệm cholesterol được sử dụng phổ biến là xét nghiệm lipid toàn phần và xét nghiệm lipoprotein.
Nhìn chung, xét nghiệm cholesterol được khuyến khích thực hiện đối với nam giới từ 45 tuổi và phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Ngoài ra, xét nghiệm này có thể được yêu cầu thực hiện thường xuyên hơn với những đối tượng:
Dựa theo một số hướng dẫn, xét nghiệm cholesterol có thể thực hiện theo từng thời điểm độ tuổi với tần suất như sau:
Tuy nhiên người làm xét nghiệm có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện xét nghiệm sàng lọc sớm hơn nếu:
Xét nghiệm cholesterol sử dụng mẫu máu để phân tích, vì vậy nếu gặp các tác nhân khác có thể ảnh hưởng đến kết quả. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
Xét nghiệm cholesterol sử dụng mẫu máu để phân tích và thường được thực hiện vào buổi sáng. Vì vậy, người bệnh nên nhịn ăn trong ít nhất 9-12 giờ để đảm bảo kết quả chính xác. Tuy nhiên, cũng có một số xét nghiệm cholesterol không yêu cầu nhịn ăn nên người bệnh có thể tham khảo hướng dẫn của bác sĩ trước đó.
Xét nghiệm cholesterol định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét các nguy cơ mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch. Các chỉ số xét nghiệm giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến lượng mỡ máu cao, từ đó thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Xét nghiệm định kỳ cũng giúp theo dõi tình trạng người bệnh thông qua kết quả kiểm tra sự thay đổi của chỉ số cholesterol trong máu sau quá trình điều trị.
Xét nghiệm cholesterol đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi hiệu quả điều trị bệnh liên quan đến mỡ máu. Sau khi bắt đầu điều trị, xét nghiệm thường được thực hiện định kỳ để kiểm tra mức cholesterol và xác định liệu trình điều trị có hiệu quả hay không.
Nếu mức cholesterol vẫn cao hoặc không giảm đáng kể, bác sĩ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc thay đổi phương pháp điều trị để đạt được mức cholesterol mong muốn, hạn chế thấp nhất các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Xét nghiệm cholesterol chủ yếu cung cấp thông tin về lượng mỡ trong máu. Ngoài ra còn các yếu tố liên quan đến di truyền, chế độ ăn uống hoặc hoạt động thể chất cũng ảnh hưởng đến việc chẩn đoán các bệnh tim và động mạch vành. Vì vậy, để đánh giá tổng thể của sức khỏe tim mạch, người xét nghiệm có thể tham khảo thêm các loại xét nghiệm mỡ máu khác để có được kết quả chính xác nhất.