8 nguyên nhân phổ biến gây bệnh nghe kém 
8 nguyên nhân phổ biến gây bệnh nghe kém 
Nguyên nhân gây nghe kém
Nguyên nhân gây nghe kém - Ảnh: BookingCare.

8 nguyên nhân phổ biến gây bệnh nghe kém 

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 28/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 30/11/2023
Nghe kém là bệnh hay gặp trong số các bệnh nhân đến khám tại chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh tuy ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây khó chịu và hạn chế giao tiếp xã hội cho người bệnh. Cùng điểm mặt các nguyên nhân gây nghe kém trong bài viết dưới đây.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nghe kém có thể dự phòng được, tuy nhiên người bệnh thường chủ quan bỏ qua những nguyên nhân này. Việc hiểu về nguyên nhân gây nghe kém là cách tốt nhất để dự phòng và bảo vệ thính lực.

Để tìm hiểu rõ cơ chế tác động của từng nguyên nhân, trước tiên cần hiểu tai hoạt động như thế nào.

Bạn nghe được âm thanh như thế nào?

Tai bao gồm ba phần chính là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Âm thanh dưới dạng sóng âm truyền qua tai ngoài làm màng nhĩ rung, tác động lên chuỗi xương con khiến tạo ra những rung động lớn hơn ở tai giữa, rung động qua cửa sổ bầu dục làm chuyển động nội dịch và ngoại dịch phần ốc tai ở tai trong làm rung màng cơ sở, kích thích cơ quan corti xuất hiện xung động thần kinh vùng thính giác. Truyền tín hiệu đến não bộ và biến xung động thần âm thanh.

Các căn nguyên tác động vào bất kỳ phần nào trong quá trình truyền âm thanh đều có thể gây nghe kém.

Điểm mặt nguyên nhân nghe kém 

Trong số 10 người đến khám vì nghe kém chỉ có khoảng 3 người tìm thấy nguyên nhân rõ ràng dựa vào thăm khám và các xét nghiệm giúp chẩn đoán nghe kém. Việc tìm thấy nguyên nhân hỗ trợ nhiều trong quá trình điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm ẩn nấp sau nghe kém và giúp dự phòng hiệu quả. Nguyên nhân gây nghe kém bao gồm:

  • Tổn thương tai trong do lão hoá tuổi già, tiếng ồn lớn làm tổn hại các sợi lông mao và tế bào thần kinh dẫn đến giảm dẫn truyền.
  • Bẩm sinh hoặc do di truyền.
  • Ráy tai bịt kín ống tai và che kín toàn bộ màng nhĩ, ngăn sóng âm truyền qua, sau khi lấy hết ráy tai có thể hồi phục thính giác.
  • Viêm nhiễm tại tai và vùng đầu cổ như viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm xương tai hoặc phát triển xương, khối u bất thường, viêm màng não.
  • Thủng màng nhĩ cũng gây nghe kém.
  • Nhiễm độc cho tai bởi tác dụng phụ của một số thuốc, kháng sinh aminoglycosid, thuốc điều trị lao, một số loại thuốc giảm đau cũng có thể gây độc cho tai và dây thần kinh ốc tai.
  • Bệnh lý miễn dịch như Meniere.
  • Một số bệnh lý tim mạch, nội tiết như tăng huyết áp, đái tháo đường cũng có thể là nguyên nhân gây giảm thiếu máu tuần hoàn ốc tai gây nghe kém.

Biện pháp phòng tránh an toàn bệnh nghe kém

Ngay cả khi không gặp tình trạng nghe kém, vẫn nên bảo vệ tai an toàn ngăn ngừa nghe kém do tiếng ồn và giảm mức độ nghe kém do tuổi già:

  • Sử dụng các thiết bị bảo vệ tai khi tiếp xúc tiếng ồn lớn, thường xuyên, hạn chế sử dụng tai nghe, giảm âm thanh vừa đủ để tránh làm tổn thương tai.
  • Kiểm tra sức nghe định kỳ và thường xuyên, nếu có tình trạng nghe kém sẽ giúp điều trị kịp thời.
  • Tránh thay đổi áp lực đột ngột cho tai.
  • Không cố gắng ngoáy hay đưa bất kì vật lạ vào tai để tránh làm tổn thương ống tai.
  • Tăng cường sức đề kháng và tưới máu tốt bằng cách ăn đủ chất và thường xuyên tập luyện.

Nghe kém là bệnh phổ biến ở người già, điều đáng nói là hiện nay tỉ lệ gặp ở người trẻ cũng tăng lên, hãy tìm đọc về nguyên nhân nghe kém và các thông tin về bệnh để có biện pháp phòng tránh an toàn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết