Bên cạnh việc thăm khám thông thường, nội soi tai mũi họng… , bác sĩ sẽ đề xuất một số xét nghiệm để đánh giá mức độ nghe và đưa ra các giải pháp phù hợp để giúp bạn cải thiện tình trạng nghe kém của mình. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhưng cần thiết để bạn hiểu hơn về ý nghĩa của những xét nghiệm đó.
Về cơ bản, thực hiện xét nghiệm này người bệnh sẽ được đeo tai nghe và nghe các âm thanh có độ lớn và tần số khác nhau. Đây là xét nghiệm cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng nghe kém hoặc điếc từ đó xác định hướng đi trong quá trình điều trị.
Quy trình đo thính lực: đầu tiên, người bệnh được đeo một chiếc tai nghe trong một phòng yên tĩnh. Sau đó, âm thanh sẽ được phát ra ở các mức độ âm lượng và tần số khác nhau, người đo có nhiệm vụ ghi lại từng mốc kết quả khi bạn bắt đầu nghe thấy những âm thanh đó và biểu diễn những kết quả đó trên một biểu đồ cho thấy ngưỡng thính giác ở các tần số khác nhau.
Đo thính lực cung cấp thông tin cụ thể về mức độ thính giác, xác định xem người cần đo có khả năng nghe được các tần số thấp hay cao, và liệu có bất kỳ sự suy giảm nào ở một tai hay cả hai tai không.
Đo thính lực trở kháng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và đánh giá chức năng của tai giữa. Xét nghiệm này mang lại thông tin chi tiết về khả năng của tai trong việc xử lý âm thanh, đặc biệt là cấu trúc như màng nhĩ và các xương xốp.
Quy trình đo thính lực trở khoáng: bắt đầu bằng việc đặt một đầu dò nhỏ vào ống tai. Khi âm thanh được phát ra, máy đo sẽ theo dõi sự biến động của áp suất âm thanh và dòng điện trong tai giữa. Thông qua việc đo độ trở của tai giữa, xét nghiệm này giúp chẩn đoán các vấn đề như giảm thông thoáng của tai giữa hay bất kỳ sự thay đổi nào trong cấu trúc của màng nhĩ.
Với khả năng cung cấp thông tin chi tiết và chính xác, đo thính lực trở kháng không chỉ là một công cụ chẩn đoán hiệu quả, mà còn giúp xác định rõ tình trạng của tai giữa, qua đó bác sĩ tai mũi họng sẽ xây dựng được các phương pháp điều trị thích hợp như từ việc sử dụng thuốc cho đến quyết định can thiệp phẫu thuật.
Đây là một xét nghiệm thường được dùng để sàng lọc thính lực của trẻ sơ sinh. Khi nhận được âm thanh từ bên ngoài, ốc tai sẽ phản hồi lại bằng những âm thanh tự nhiên rất nhỏ được phát ra do sự rung động các tế bào lông ngoài của cơ quan Corti trong ốc tai.
Quy trình đo được thực hiện thông qua một đầu dò nhỏ vào ống tai giúp đo lường âm thanh tự nhiên phát phản xạ từ tai trong khi có âm thanh từ ngoài truyền vào. Các sóng âm phản xạ này được đo lường và ghi lại. Kết quả thu được sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chức năng của ốc tai và khả năng phản xạ âm thanh tự nhiên.
Nếu tai trong hoạt động hiệu quả, các âm thanh phản xạ tự nhiên sẽ được phát ra và đo lường được và ngược lại. Vì thế, đây là một xét nghiệm giúp xác định nguyên nhân ở tai trong khi có tình trạng bị nghe kém hoặc điếc.
Đo điện thính giác thân não là một trong những phương pháp quan trọng trong quá trình chẩn đoán các vấn đề thính giác, đặc biệt là khi cần đánh giá sự hoạt động của hệ thống thần kinh thính giác. Xét nghiệm này sẽ đo lại các phản ứng điện từ não phát sinh khi tai tiếp xúc với âm thanh.
Quy trình đo điện thính giác thân não: đầu tiên, bác sĩ đặt các điện cực nhỏ trên đầu và ghi lại những phản ứng điện tự nhiên từ não khi có âm thanh được phát vào tai. Thông qua việc theo dõi thời gian phản ứng và đo cường độ của các sóng điện sẽ cung cấp thông tin về chức năng của hệ thống thần kinh thính giác từ tai đến não.
Xét nghiệm này thường được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt như đánh giá thính giác ở trẻ sơ sinh hay đánh giá tình trạng của hệ thần kinh thính giác khi có nghi ngờ về các vấn đề liên quan đến não qua đó bác sĩ có thể định hình chiến lược điều trị phù hợp.
Xương thái dương giúp truyền âm thanh trong tai được tốt hơn, vì vậy khi có những vấn đề liên quan đến xương thái dương cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của người bệnh.
Quy trình đo độ rung xương thái dương: đặt một bộ truyền âm thanh (bone oscillator) lên xương thái dương, thường ở vùng sau tai hoặc ở trán. Thiết bị này sẽ tạo các rung động trực tiếp lên xương thái dương sau đó vào tai trong giúp mô phỏng lại quá trình âm thanh được truyền qua xương.
Đây cũng là một xét nghiệm có thể được thực hiện trong quá trình đánh giá nhanh khả năng thính giác của một người.
Bên cạnh các xét nghiệm chuyên sâu về chức năng tai, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm liên quan khác như:
Những xét nghiệm này cùng với hình ảnh từ chụp CT hoặc MRI tai đầu có thể cung cấp cái nhìn toàn diện và chi tiết về tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó giúp chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Các xét nghiệm có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp nhất dựa trên triệu chứng và nguyên nhân gây nghe kém. Những thông tin trên đây giúp người bệnh hiểu hơn về các xét nghiệm liên quan đến tình trạng nghe kém hoặc điếc. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc lo lắng nào, hãy thảo luận với bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn cụ thể hơn.