Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới sức khỏe sinh sản

Tác giả: - Xuất bản: 28/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Bệnh tiểu đường và sức khỏe sinh sản
Bệnh tiểu đường và sức khỏe sinh sản - Ảnh: BookingCare
Tiểu đường có thể trực tiếp ảnh hưởng tới vấn đề tình dục và sức khỏe sinh sản, đặc biệt là ở nam giới mắc chứng tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam giới và nữ giới. Trong đó, rối loạn nội tiết tố do bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ hoặc thất bại trong quá trình thụ thai.

Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề: Bệnh tiểu đường và sức khỏe sinh sản.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới sức khỏe sinh sản ở nam giới

Nam giới mắc tiểu đường thường có thể gây tổn thương mạch máu nhỏ và dây thần kinh, các dây thần kinh chi phối việc ham muốn, xuất tinh sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến một số vấn đề về tình dục, như rối loạn cương dương và xuất tinh ngược. Những vấn đề này có thể góp phần làm giảm ham muốn và cản trở việc sinh con. 

Bên cạnh đó, nam giới mắc tiểu đường có chất lượng tinh trùng kém hơn tỷ lệ tinh trùng phân mảnh, đứt đoạn cao hơn bình thường. Nhìn chung, điều đó cho thấy rằng việc mắc bệnh tiểu đường có thể khiến nam giới khó có con, đồng thời trẻ được thụ thai cũng có nguy cơ dị tật bẩm sinh và sảy thai cao hơn.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới sức khỏe sinh sản nữ giới

Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con ở nữ giới. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt. Đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu, tăng tỉ lệ sinh mổ và trẻ có thể cần được chăm sóc đặc biệt sau sinh bởi sức đề kháng yếu và nhiều rủi ro tiềm ẩn khác.

Những lưu ý về sức khỏe sinh sản khi mắc bệnh tiểu đường

  • Nếu biết cách kiểm soát tốt đường huyết trước và trong khi mang thai, phụ nữ mắc tiểu đường, dù tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ đều có thể sinh con khỏe mạnh
  • Nếu bạn đang có ý định sinh con nhưng còn băn khoăn về tình trạng bệnh tiểu đường, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp1 hoặc tuýp2 nên bắt đầu dùng axit folic liều cao (2,5-5 mg mỗi ngày) ít nhất một tháng trước khi mang thai và trong suốt ba tháng đầu. 
  • Nếu bạn phát hiện mang thai khi cơ thể chưa có bất kỳ sự chuẩn bị nào về bệnh tiểu đường, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm,.. các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cần thiết và có những phương hướng điều trị giúp kiểm soát lượng đường huyết và đảm bảo an toàn trong thời gian thai kỳ.

Một số điều cần lưu ý khi phụ nữ tiểu đường mang thai:

  • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên
  • Xây dựng chế độ  ăn uống lành mạnh
  • Hoạt động thể chất thường xuyên
  • Giảm căng thẳng, lo lắng
  • Bỏ hút thuốc.
  • Hạn chế tối đa các chất kích thích: cà phê, bia rượu,...

Điều quan trọng nhất trong thời gian thai kỳ là bạn cần có một lối sống lành mạnh, tích cực, tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ và đi khám định kỳ. 

Bệnh tiểu đường tuy nguy hiểm nhưng nếu bạn có nhận thức tốt và theo dõi thường xuyên thì sẽ có thể tránh được những rủi ro không mong muốn về những vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến thêm cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.