Bầm tím không rõ nguyên nhân: Dấu hiệu nguy hiểm mà bạn nên biết
Tình trạng bầm tím không rõ nguyên nhân.
Bầm tím không rõ nguyên nhân phải làm sao? - Ảnh: Bookingcare

Bầm tím không rõ nguyên nhân: Dấu hiệu nguy hiểm mà bạn nên biết

Tác giả: - Xuất bản: 03/06/2024 - Cập nhật lần cuối: 13/11/2024
Bầm tím không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nguy hiểm, thường gặp ở phụ nữ và người lớn tuổi. Cùng Bookingcare đi tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, đặc điểm của tình trạng qua bài viết dưới đây.

Bầm tím không rõ nguyên nhân là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây nên do các tổn thương vật lý khi lao động, tập thể dục hoặc té ngã.

Trong một số trường hợp điển hình khác, triệu chứng bầm tím có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, việc phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị đúng cách là cần thiết để hạn chế những biến chứng ảnh hưởng sức khoẻ. 

Vết bầm tím là gì? 

Vết bầm tím là một loại chấn thương chấn thương da điển hình, gây nên bởi tình trạng tụ máu ở mô (có thể do vỡ mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan của cơ thể).

Về cơ chế hình thành bầm tím, mạch máu bị vỡ khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và thoái hoá. Từ đó, dẫn đến xuất hiện các mảng đen, vàng và xanh dương trên bề mặt da, hay còn được gọi là xuất huyết trên da. 

Các vết bầm tím thường sẽ biến mất sau khoảng 1 - 2 tuần. Trường hợp triệu chứng bầm tím kéo dài hoặc tái phát lại nhiều lần, đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm và thường bị nhầm lẫn với các tình trạng sức khoẻ khác.

Nguyên nhân gây bầm tím 

Dưới đây chi tiết 6 nguyên nhân điển hình gây tình trạng bầm tím da. 

Thiếu chất dinh dưỡng 

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, vitamin K, vitamin B12 và vitamin P chính là nguyên nhân chủ yếu gây bầm tím không rõ nguyên nhân. 

  • Vitamin C: Có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất tế bào. 
  • Vitamin K: Có tác dụng đông máu. 
  • Vitamin B12: Tham gia vào quá trình tạo hồng cầu. 
  • Vitamin P (flavonoids): Tham gia vào quá trình sản xuất collagen, giúp mao mạch đủ dày để chịu được áp lực của máu lên thành mạch. 

Nếu bầm tím do thiếu hụt chất dinh dưỡng, để khắc phục hiệu quả tình trạng, hãy cân bằng dưỡng chất bằng việc bổ sung các thực phẩm như chuối, trứng, tỏi, cá, gan,... vào bữa ăn hàng ngày.

Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ.  

Bệnh về máu 

Suy giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu di truyền chính là 2 bệnh lý về máu có thể gây tình trạng bầm tím trên da. Nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu sau: 

  • Bầm tím không rõ nguyên nhân. 
  • Đi kèm triệu chứng sưng chân, đau chân. 
  • Chảy máu chân răng. 
  • Chảy máu cam
  • Lộ rõ mao mạch trên cơ thể. 

Ung thư 

Ung thư cũng có thể là nguyên nhân gây bầm tím trên da. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, dễ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tệ hơn, có thể gây tử vong do di căn.

Do dùng thuốc 

Việc sử dụng thuốc cũng tác động đến máu và là nguyên nhân gây bầm tím trên da, chẳng hạn như thuốc chống đông, thuốc trầm cảm, thuốc chống hen suyễn, thuốc chứa sắt và thuốc giảm đau.

Để bảo đảm an toàn sức khỏe và tránh xuất huyết bên trong, nên dừng thuốc khi xuất hiện bầm tím và nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp. 

Mất cân bằng nội tiết tố 

Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân điển hình gây bầm tím da, thường gặp ở người lớn tuổi và phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. 

Bệnh đái tháo đường

Khi gặp các dấu hiệu như bầm tím, mệt mỏi, thị lực giảm, khát nước,... nên đi thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng không mong muốn xảy ra. 

Test Đánh giá Triệu chứng sức khỏe

Công cụ hỗ trợ nhận biết và đánh giá các triệu chứng của hầu hết những vấn đề sức khỏe phổ biến, là một phương pháp hữu ích để bạn đọc chủ động theo dõi sức khỏe.

Bài test nhằm mục đích:

  • Tự đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát.
  • Dự đoán các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và lên kế hoạch thăm khám khi cần thiết.
  • Tổng hợp thông tin để thuận tiện hơn khi thăm khám với bác sĩ/chuyên gia.

Làm bài Test ngay để kiểm tra tình trạng sức khỏe tại đây: Test đánh giá triệu chứng.

Bầm tím không rõ nguyên nhân có nguy hiểm không?

Bầm tím da do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là tình trạng phổ biến và thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó điển hình nhất là phụ nữ và người lớn tuổi. Bầm tím không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư máu hoặc rối loạn đông máu khác.

Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để nhận tư vấn chính xác nguyên nhân và cách điều trị. 

Khi nào nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa?

Nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi gặp các triệu chứng sau: 

  • Bầm tím không rõ nguyên nhân, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. 
  • Lộ rõ mao mạch trên cơ thể. 
  • Chảy máu chân răng. 
  • Đau, sưng chân. 
  • Mệt mỏi, thị lực giảm sút. 

Hy vọng qua những thông tin về nguyên nhân và đặc điểm bầm tím không rõ nguyên nhân trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng này và có những kế hoạch chăm sóc tốt nhất.

Nếu gặp các triệu chứng khác đi kèm vết bầm tím, cần nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để phát hiện sớm nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị hiệu quả nhất. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết