Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp thai phụ giảm thiểu được tình trạng thai nghén, kiểm soát các cơn nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, khó thở….
Cách giảm ốm nghén khi mang thai
Điểm mấu chốt để cải thiện tình trạng ốm nghén là thay đổi chế độ ăn, tránh các yếu tố kích thích và điều trị kịp thời khi cần thiết.
Thay đổi chế độ ăn
- Ăn sớm hơn, trước khi thấy đói bụng
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều Protein và Carbohydrate hơn, giảm chất béo
- Ăn ít muối, uống đủ nước
- Ăn ít gừng hoặc uống nước gừng vào khoảng giữa các bữa ăn
- Ngửi mùi chanh, bạc hà hoặc cam tươi để cải thiện buồn nôn
Tránh các yếu tố kích thích
- Tránh tiếp xúc với các mùi, vị gây triệu chứng buồn nôn
- Loại bỏ các thực phẩm gây kích thích như các thực phẩm chứa vị cay, hàm lượng đường cao nhiều chất béo có thể hỗ trợ trong một số trường hợp sản phụ
Một số típ khác
- Tránh nằm ngay sau ăn và tránh thai đổi tư thế đột ngột
- Nên đánh răng ngay sau ăn
- Nếu cảm thấy khó chịu với hàm lượng sắt có trong vitamin tổng hợp, bạn có thể đổi sang dùng vào ban đêm trước khi đi ngủ. Nếu vẫn còn, có thể trao đổi với bác sĩ điều trị của bạn để tạm ngưng.
Điều trị bổ sung
- Đông Y là một trong số những phương pháp điều trị hỗ trợ tốt cho tình trạng thai nghén (ác trở) đặc biệt là châm cứu và bấm huyệt. Day vào huyệt Nội quan có thể giúp giảm tình trạng nôn nghén cho các sản phụ.
- Có thể ăn gừng và chế phẩm từ gừng (mứt gừng, kẹo gừng,..) có thể giúp kiểm soát các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chỉ ra rằng việc dùng gừng với hàm lượng lớn là hữu ích, vì vậy cần cân nhắc khi dùng bột gừng với số lượng nhiều.
- Thôi miên và tư vấn: tỏ ra có hiệu quả đối với những sản phụ nôn nghén nhiều kèm các biểu hiện lo âu, trầm cảm.
Trên là một cách giúp giảm triệu chứng nghén cũng như chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu bị ốm nghén không bị thiếu hụt dưỡng chất trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ bị ốm nghén kéo dài hoặc ốm nghén nặng nên tìm gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.