Biểu hiện ốm nghén thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Biểu hiện ốm nghén thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Biểu hiện ốm nghén thường gặp ở mẹ bầu là gì? - Ảnh: BookingCare

Biểu hiện ốm nghén thường gặp ở mẹ bầu là gì?

Tác giả: - Xuất bản: 30/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 13/11/2023
Khi mang thai bên trong cơ thể thai phụ có những thay đổi lớn, biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết nhất là ốm nghén. Vậy biểu hiện ốm nghén thường gặp ở mẹ bầu là gì? Có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Buồn nôn và nôn (thai hành hay ốm nghén) là triệu chứng xảy ra trong khoảng 50-90% các trường hợp khi mang thai. Triệu chứng ốm nghén có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng nhiều nhất là ban ngày (morning sickness) với biểu hiện rất đa dạng: từ buồn nôn, chán ăn, nôn nhẹ đến nặng,...và có thể kéo dài từ ba tháng đầu thai kỳ đến tận ba tháng cuối thai kỳ. 

Chứng ốm nghén nặng có thể gặp trong 3% thai phụ khi tình trạng nôn nặng, kéo dài do thai nghén, gây ra mất nước đáng kể, thường có bất thường điện giải, nhiễm toan và giảm cân.

Biểu hiện ốm nghén thường gặp ở mẹ bầu là gì?

Các biểu hiện ốm nghén thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ, bao gồm các biểu hiện sau:

1. Buồn nôn và nôn

Triệu chứng ốm nghén dễ nhận thấy nhất ở mẹ bầu chính là buồn nôn và nôn. Thai phụ cảm thấy buồn nôn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng nhiều nhất là vào buổi sáng.

Mẹ bầu sẽ có thể bắt đầu thấy khó chịu với mùi xe buýt, hay sợ đến chỗ đông người vì không thể chịu nổi mùi hơi người tỏa ra từ đám đông. Hoặc những sự việc, thói quen hàng ngày vốn trước đây không thấy khó chịu nhưng bỗng nhiên cảm thấy sợ và khó chịu.

Dù cơn buồn nôn kéo đến nhiều lần, nhưng lại khó nôn ra. Trung bình, một thai phụ bị ốm nghén chỉ nôn khoảng 1 – 3 lần/ngày, nghĩa là dạ dày vẫn giữ lại được thức ăn và chất lỏng. Trong trường hợp nôn ói nhiều (> 10 lần/ngày) kèm sụt hơn 5% trọng lượng cơ thể, sản phụ nên nhập viện thăm khám.

2. Mệt mỏi, uể oải

Nôn ói thường đi kèm với ốm nghén mệt mỏi. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hầu như mẹ bầu nào cũng bị đảo lộn nếp sinh hoạt hàng ngày. Nhu cầu lớn nhất của họ lúc này là nghỉ ngơi, không thể đến công sở làm việc hay tham gia các hoạt động công cộng, nhiều người được.

Điều này có thể dẫn đến chứng trầm cảm khi mang thai của không ít mẹ bầu, bởi họ cảm thấy như bị cô lập với thế giới xung quanh.

3. Nhạy cảm với các mùi

Khi mang thai, khứu giác và vị giác của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Đây được xem là cơ chế tự nhiên của phụ nữ khi mang thai. Một số mùi khiến thai phụ khó chịu nhất bao gồm khói thuốc lá, mùi nước hoa quá nồng, mùi chất tẩy rửa, nấm mốc, mùi rượu và cà phê nhưng một số người lại thích ngửi những mùi đó.

4. Thay đổi khẩu vị - chán ăn

Biểu hiện ốm nghén rất hay gặp là nhiều mẹ bầu bỗng dưng chán ghét, sợ mỗi khi nghĩ đến thức ăn. Có những món ăn yêu thích trước đây khi ăn lại cảm thấy buồn nôn và sợ mùi vụ đó.

Ngược lại, có những món trước đây thai phụ không thích ăn hay chưa bao giờ ăn, nhưng lại thèm ăn một cách bất thường khi nghén. Khẩu vị thay đổi, những cơn nôn ói kéo đến với tần suất dày đặc là nguyên nhân khiến thai phụ giảm hoặc mất hẳn cảm giác thèm ăn. 

Triệu chứng này là do sự thay đổi hormone tác động đến khẩu vị của mẹ bầu. Nó thường gây ra hậu quả là thai phụ ăn uống thiếu chất, chỉ ăn những món mình thèm chứ không quan tâm món đó có đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi hay không.

Ngoài các biểu hiện ốm nghén thường thấy trên, mẹ bầu còn dễ gặp phải những triệu chứng sau trong giai đoạn ốm nghén thai kỳ:

  • Đau hoặc sưng vùng ngực
  • Đau đầu, chóng mặt, nhất là mỗi khi ngồi/đứng dậy đột ngột
  • Thay đổi tâm trạng: buồn vui thất thường, hay lo âu, căng thẳng
  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy
  • Hay đổ mồ hôi dù trời không quá nóng hoặc không vận động nhiều
  • Xáo trộn giấc ngủ: ngủ không ngon giấc, ngưng thở khi ngủ, mất ngủ…

Ốm nghén là biểu hiện thường gặp của hầu phụ nữ khi mang thai, vì vậy, mẹ bầu và gia đình cần tìm hiểu kỹ các thông tin để tránh có những quan điểm hiểu biết sai lầm trong quá trình chăm sóc mẹ bầu đầu thai kỳ.

Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết