Ốm nghén là một trong những biểu hiện thường gặp trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này có thể thay đổi từ khó chịu, đầy hơi, buồn nôn, nôn nhẹ đến nặng, mất nước,…
Trong đa phần các trường hợp ốm nghén không ảnh hưởng đến thai kỳ, tuy nhiên tình trạng này cũng gây nên nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt hằng ngày và tâm lý của sản phụ. Bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng này để đảm bảo một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Ốm nghén hay thai hành (buồn nôn và nôn trong thai kỳ) xảy ra trong khoảng 50-90% trường hợp phụ nữ mang thai, thường xuất hiện trong nữa đầu của thai kỳ. Các triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau, từ cảm giác buồn nôn, nôn nhẹ, đến nôn nhiều.
Tình trạng này có thể xuất hiện sớm từ tuần lễ thứ 5-6, đạt đỉnh vào thời điểm 9 tuần và thường cải thiện khi thai đạt tới 16-18 tuần. Một số trường hợp có thể kéo dài tới ba tháng cuối (15-20%), thậm chí là đến khi sinh (5%).
Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn liên quan đến thai kỳ vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng triệu chứng ốm nghén do ảnh hưởng của thay đổi nội tiết trong thai kỳ ( Beta-hcg, Progesteron), do di truyền hoặc do yếu tố tâm lý.
Biểu hiện khi ốm nghén
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chứng buồn nôn tồi tệ hơn khi lượng đường trong máu thấp. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những phụ nữ dễ bị buồn nôn do dùng thuốc tránh thai, chứng đau nửa đầu hoặc say tàu xe có nguy cơ buồn nôn và nôn cao hơn trong thai kỳ.
Đối với hầu hết phụ nữ, ốm nghén bắt đầu vào khoảng tuần thứ tư của thai kỳ và hết từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 14. Các biểu hiện ốm nghén bao gồm: buồn nôn và nôn, ăn không ngon, ảnh hưởng tâm lý như trầm cảm và lo lắng.
Ốm nghén thường nặng nhất vào đầu ngày, nhưng cũng có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày hoặc đêm. Một số bà bầu chỉ buồn nôn và nôn vào buổi sáng nhưng cũng có nhiều người bị buồn nôn liên tục cả ngày. Một số người cũng có thể tăng tiết nước bọt, tăng nhạy cảm với một số mùi và thay đổi mùi vị của một số loại thực phẩm.
Dựa vào mức độ của các triệu chứng gặp phải mà nghén được chia thành hai loại:
Để chắc chắn ốm nghén là tình trạng sinh lý bình thường, thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh, bác sĩ sẽ có thể chỉ định thai phụ thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra gồm:
Trong hầu hết các trường hợp, ốm nghén không gây hại cho bà bầu hoặc thai nhi. Tuy nhiên, ốm nghén có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và hấp thu dinh dưỡng. Trong khi người mẹ cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của em bé.
Tình trạng buồn nôn và nôn nghiêm trọng có thể khiến bạn sụt cân, mất nước và rối loạn điện giải, có thể phải nhập viện. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc để giảm tình trạng nghén như: Sử dụng doxylamine và pyridoxine ngay từ đầu được khuyên dùng để điều trị.
Đối với những trường hợp nặng không được cải thiện bằng các biện pháp trên thì methylprednisolone có thể được dùng thử.
Sau đây là một số cách ăn uống giúp giảm ốm nghén cho bà bầu:
Bài viết đề cập về ốm nghén và các vấn đề liên quan, hy vọng rằng BookingCare đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ốm nghén. Hãy chia sẻ bài viết với người thân và bạn bè để hiểu và chăm sóc thai phụ tốt nhất. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.