Bệnh Alzheimer có di truyền không là câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn đang không ngừng tìm kiếm lời giải đáp trong suốt nhiều năm qua. Có rất nhiều giải thuyết đề cập đến các nguyên nhân gây bệnh Alzheimer, tuy nhiên có một giả thuyết được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao và điều này cũng góp phần trả lời cho câu hỏi này.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 2 loại gen ảnh hưởng đến việc một người có mắc bệnh Alzheimer hay không là: Gen nguy cơ và Gen xác định.
Tiền sử gia đình không khẳng định một người có thể phát triển bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, những người có cha mẹ, anh chị em bị Alzheimer sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn một chút. Nguy cơ sẽ tăng lên nhiều nếu gia đình có hơn một người bị Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu cho rằng di truyền, các yếu tố lối sống, môi trường hoặc sự kết hợp của các yếu tố này với nhau đóng một vai trò nhất định trong việc phát triển căn bệnh này.
Có 2 loại gen ảnh hưởng đến việc một người có mắc bệnh Alzheimer hay không là: Gen xác định và Gen nguy cơ.
Gen xác định
Các nhà khoa học phát hiện ra một số kiểu gen nhất định có thể liên quan đến bệnh Alzheimer đó là APOE-e4, APOE-e3, APOE-e2. Trong đó, gen APOE-e4 (apolipoprotein E - epsilon 4) là gen đầu tiên được phát hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và là gen nguy cơ có tác động lớn nhất. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng có khoảng 40-65% những người bị Alzheimer mang loại gen này.
APOE-e4 có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng Alzheimer ở độ tuổi trẻ hơn. Tuy nhiên không phải ai mang gen APOE-e4 cũng bị Alzheimer, chỉ có một số ít những người mang gen này bị Alzheimer.
Gen nguy cơ
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã tìm được ra 3 gen xác định của bệnh Alzheimer (gen gây ra bệnh chứ không làm tăng nguy cơ phát triển bệnh). Những gen này chỉ gây ra 1% hoặc ít hơn các trường hợp mắc Alzheimer, thường là dạng khởi phát sớm ở tuổi từ 40 đến dưới 60. Ba đột biến trên gen hiếm gặp đó là:
- Gen protein tiền thân amyloid (APP) trên nhiễm sắc thể 21
- Gen presenilin-1 (PS-1) trên nhiễm sắc thể số 14
- Gen presenilin-2 (PS-2) trên nhiễm sắc thể số 1
Những người được xác định mang một trong ba loại gen này ở độ tuổi sớm như 30, 40 hoặc 50 nên tìm cách để hạn chế nguy cơ bị Alzheimer, đặc biệt là nếu gia đình có tiền sử bị Alzheimer.
Vậy câu trả lời cho thắc mắc bệnh Alzheimer có di truyền hay không sẽ là: Bệnh Alzheimer có thể di truyền qua các thế hệ, nếu người mắc bệnh có 1 trong 2 loại gen: gen xác định và gen nguy cơ nêu trên.
Trên thực tế, người ta vẫn thấy có những gia đình bố hoặc mẹ hoặc anh, chị, em mắc bệnh Alzheimer nhưng thành viên khác trong gia đình không bị bệnh. Hoặc những người mà trong gia đình không có tiền sử ai từng mắc bệnh Alzheimer nhưng vẫn bị mắc bệnh. Như vậy, ngoài yếu tố di truyền còn nhiều yếu tố khác có thể gây ra bệnh Alzheimer.
Bệnh Alzheimer thường gặp ở những đối tượng sau:
Hy vọng những kiến thức nêu trên đã phần giúp bạn đọc đáp được câu hỏi bệnh Alzheimer có di truyền không cũng như nắm được các triệu chứng để nhận diện căn bệnh này. Ngay khi thấy mình hoặc người thân có các triệu chứng Alzheimer, hãy chủ động đi khám ngay để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhé.